1.3. Quá trình đào tạo hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng nghề
1.3.7. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nhằm mục đích cập nhật hóa kiến thức, bổ sung thêm kiến thức cho ngành nghề đã được đào tạo, nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực công tác. Bồi dưỡng diễn ra trong khoảng thời từ 1 đến 6 tháng, 1 năm, hoặc lâu hơn, có thể bồi dưỡng tập trung hoặc khơng tập trung.
Bồi dưỡng giáo viên dạy nghề nhằm cập nhật những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, những phương pháp dạy học mới, tiếp thu các kinh nghiệm dạy nghề tiên tiến. Từ đã, nâng cao thêm trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Vì vậy, nhà trường và cơ quan quản lý dạy nghề cần xây dựng kế hoạch, chiến lược về bồi dưỡng giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của giáo
Nhu cầu xã hội
Mục tiêu đào tạo
Kết quả đào tạo
Phù hợp: Đạt chất lượng ngoài
viên đồng thời đáp ứng những đòi hỏi nâng cao chất lượng dạy nghề của các CSDN.
- Mục tiêu của bồi dưỡng là:
+ Cung cấp tri thức chính trị, xã hội, pháp luật; + Cung cấp các kiến thức quản lý giáo dục;
+ Bổ sung kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng nghề; + Bổ sung tri thức về nghiệp vụ sư phạm;
+ Nâng cao về ngoại ngữ, tin học. - Nội dung bồi dưỡng bao gồm:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức: Những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các qui định về dạy nghề; niềm tin nghề nghiệp, tình cảm trong sáng, cao thượng, yêu nghề dạy học và yêu con người.
+ Những kiến thức về chuyên môn, những tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy.
- Phương pháp giảng dạy:
- Các hình thức bồi dưỡng giáo viên dạy nghề: Có nhiều loại hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, tuy nhiên thường có hai hình thức cơ bản là:
* Bồi dưỡng do nhà trường thực hiện:
+ Bồi dưỡng chuẩn hóa cho giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn, hoặc tiêu chuẩn của chức đang đảm nhiệm.
+ Bồi dưỡng thường xuyên: Là hình thức phổ dụng nhất, phù hợp với đặc điểm công việc của giáo viên dạy nghề và điều kiện của các CSDN. Các hình thức như tập huấn về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giảng dạy; Bồi dưỡng chuyên đề;
+ Bồi dưỡng nâng cao cho tất cả hoặc một bộ phận giáo viên tùy theo yêu cầu của nghề nghiệp và nhiệm vụ được phân công.
* Tự bồi dưỡng của cá nhân giáo viên: Tự bồi dưỡng là công việc thường xuyên, vừa tự giác, vừa bắt buộc, song cần được hướng dẫn kịp thời. Khuyến
khích động viên xây dựng năng lực tự giác phát triển của giáo viên. Hiện nay, tự bồi dưỡng được coi là nội lực cần được phát huy mạnh mẽ trong các nhà trường.
Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm hình thành hệ thống kiến thức, năng lực sư phạm, kỹ năng nghề, thái độ nghề nghiệp theo chuẩn và phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế.