Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 50)

1.6.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên

Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý là yếu tố then chốt để đảm bảo công tác quản lý đào tạo có hiệu quả. Giáo viên, giảng viên là người thực hiện công tác dạy học, là người thực hiện các quyết định quản lý, còn cán bộ quản lý là người đưa ra các quyết định quản lý để tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác đào tạo trong một nhà trường. Do đó, hai yếu tố này ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Giáo viên, giảng viên tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo, là người trực tiếp thực hiện các quyết định quản lý trong cơng tác đào tạo do đó khơng thể nào khơng ảnh hưởng đến q trình quản lý đào tạo. Người giáo viên, giảng viên phải đạt được những tiêu chuẩn đã được Nhà nước quy định, ngoài ra cần phải có sự nhiệt tình, tình thần trách nhiệm, u thích cơng việc,...thì mới góp phần đem lại hiệu quả cao của công tác quản lý đào tạo và quá trình đào tạo của nhà trường. Người giáo viên, giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy điều này phản ảnh công tác quản lý đào tạo đã được thực hiện tốt bởi lẽ nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là một trong những nội dung của công tác quản lý, thực hiện tốt nội dung quản lý thì sẽ góp phần hồn thiện cả q trình quản lý đào tạo. Do vậy trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và số lượng giáo viên giảng viên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Cán bộ quản lý là những người chịu trách nhiệm trong việc tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mỗi quyết

định của người quản lý đều ảnh hưởng đến hoạt động động đào tạo. Do đó, người quản lý phải đảm bảo những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và kinh nghiệm cơng tác để có thể tổ chức quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao nhất. Những quyết định được đưa ra bởi người quản lý thiếu năng lực, chuyên môn sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ q trình đào tạo của nhà trường, do đó khơng thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, quản lý giáo dục là một hoạt động có tính đặc thù, trong đó, đối tượng quản lý không chỉ đơn thuần là quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên mà các tác động quản lý phải nhằm đạt đến kết quả cao nhất đối với người học, đó là các em học sinh – sinh viên. Chính vì vậy, cán bộ quản lý khơng những phải có uy tín về mặt chun mơn mà cịn cần phải có những hiểu biết nhất định về khoa học quản lý, đặc biệt là về vấn đề quản lý trường học (đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc tương đương), kiến thức về quản lý nhà nước (đối với cán bộ, chuyên viên).

1.6.2.2 Tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị

Tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị là những điều kiện tiên quyết để thực hiện hoạt động quản lý đào tạo có hiệu quả. Các yếu tố này là các phương tiện, công cụ để hỗ trợ quá trình quản lý đào tạo được thực hiện thuận lợi và mang lại kết quả cao.

Tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc hai nguồn lực là tài lực và vật lực. Mọi yếu tố của quá trình quản lý đều được đảm bảo nhưng thiếu hai nguồn lực này thì q trình quản lý đào tạo khơng thể diễn ra. Ngược lại nếu các nguồn lực này được đảm bảo theo yêu cầu của công tác quản lý và hoạt động đào tạo thì hiệu quả của cơng tác quản lý đào tạo sẽ đảm bảo và duy trì.

Do đó, để cơng tác quản lý q trình đào tạo có hiệu quả cao thì hai nguồn lực này phải được đảm bảo và người quản lý phải biết sử dụng hợp lý, khoa học để tránh lãng phí, khơng hiệu quả.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý được hình thành chính là để phục vụ cơng tác quản nói chung của nhà trường trong đó có hoạt động quản lý chủ đạo của nhà trường đó là hoạt động quản lý đào tạo.

Cơ cấu tổ chức của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào, bộ máy quản lý ra sao điều này phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của cơ sở đó. Mục tiêu của mỗi nhà trường khác nhau do đó cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý cũng khác nhau.

Cơ cấu tổ chức chính là sự sắp xếp các bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận để cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung. Do đó, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý được sắp xếp một cách khoa học, đầy đủ các bộ phận và có mối quan hệ, hợp tác lẫn nhau thì cơng tác quản lý nói riêng sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức cũng là một trở ngại đối với công tác quản lý đào tạo và công tác này khơng đạt hiệu quả nếu nó khơng được sắp xếp, bố trí khoa học, thiếu sự hợp tác của các mối quan hệ giữa các bộ phận. và điều này chỉ làm cho bộ này thêm cơng kềnh, gây lãng phí và khơng đem lại hiệu quả.

Chính vì vậy để cơng tác quản lý đào tạo có hiệu quả thì cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý cần được thiết lập đầy đủ, bố trí, sắp đặt khoa học, quy định rõ ràng.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp và phân tích cơ cơ lý luận về quản lý đào tạo nghề hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Tác giả có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Vấn đề về quản lý đào tạo nghề đã được nghiên cứu nhiều ở trong nước và ngoài nước tuy nhiên các đề tài, cơng trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp chưa có, chỉ có một số cơng trình, đề tài nghiên cứu gần giống.

- Tác giả đã nêu ra được các khái niệm cơ bản để làm cơng cụ cho q trình nghiên cứu. Các khái niệm được đưa ra giúp làm rõ hơn về mặt lý luận của vấn đề được nghiên cứu và định hướng cho quá trình nghiên cứu các chương về sau. Các khái niện cơ bản này được hệ thống hóa một cách logic và hợp lý để làm rõ vấn đề được nghiên cứu.

- Các nội dung của q trình đào tạo, cơng tác quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp được xác định và làm rõ. Đặc biệt nội dung quản lý công tác hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp được phân tích sâu sắc và chi tiết để giúp cho công tác nghiên cứu ở chương 2 được tiến hành thuận lợi.

- Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Các yếu tố chủ quan và khách quan này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề được nghiên cứu do đó giúp cho tác giả đánh giá vấn đề được nghiên cứu dễ dàng hơn.

Nói tóm lại ở chương này là những lí luận cơ bản nhất, nền tảng và nó có ý nghĩa định hướng cho q trình nghiên cứu ở những chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI ĐÁP ỨNG

NHU CẦU DOANH NGHIỆP 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Thông tin chung về nhà trường

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 808/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với mục tiêu xây dựng trưởng trở thành cơ sở đào tạo nghề hàng đầu quốc gia, đẳng cấp quốc tế. Theo Quyết định 826/QĐ-LĐTBXH, ngày 7/7/2011 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chính thức được phê duyệt đầu tư trọng điểm với 03 nghề đào tạo cấp độ quốc tế và 02 nghề cấp độ khu vực ASEAN.

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội - Cơng trình trọng điểm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được đầu tư xây dựng hiện đại, trang thiết bị dạy học theo tiêu chuẩn quốc gia và thế giới với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước với quy mô đào tạo từ 8.000 đến 10.000 sinh viên - sinh viên.

Trường được xây dựng đồng bộ với hệ thống gồm 60 phòng học lý thuyết và giảng đường, 80 phòng thực hành cơng nghệ với máy móc hiện đại đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến trên thế giới về các ngành nghề Cơ khí, CNTT, Điện, Điện tử, Kế toán, Quản trị doanh nghiệp và Chăm sóc sắc đẹp. Hệ thống mạng tồn trường với 750 máy tính được kết nối internet phục vụ cho công tác quản lý, học tập và nghiên cứu khoa học. Trung tâm thông tin thư viện rộng 3000 m2

. Ký túc xá hiện đại khép kín đủ chỗ cho hơn 1000 sinh viên - sinh viên, có khu thể thao, vui chơi. Hệ thống nhà ăn có các phòng ăn được trang bị các thiết bị nấu ăn cơng nghiệp, hiện đại, có khả năng phục vụ hàng nghìn người.

Nhà trường đào tạo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề với 20 nghề. Khả năng liên thông từ Cao đẳng nghề - Đại học và từ Trung cấp nghề - Đại học với các trường Đại học có uy tín tạo ra cơ hội nâng cao trình độ hợp lý cho sinh viên - sinh viên và nâng cao tính hấp dẫn của các chương trình đào tạo.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội được tổ chức thành 07 khoa, 8 phòng chức năng và trung tâm, 6 tổ nghiệp vụ trực thuộc phòng và khoa.

Bộ máy quản lý hoạt động thống nhất có hiệu quả từ Ban giám hiệu đến các đơn vị cơng tác góp phần quan trọng vào sự phát triển nhà trường.

Nhà trường đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá, chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, viên chức, cải tiến công tác quản lý HSSV theo hướng công khai, dân chủ, thuận lợi và hiệu quả.

Hiện nay, tổng số cán bộ, viên chức, giáo viên đang làm việc tại trường là 237 người, bao gồm Phó Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân và các chuyên gia có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng tác.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có của nhà trường như sau: 237, gồm 160 giáo viên và 77 cán bộ

- Nam: 95 - Nữ: 142

- Cơ hữu: 220 - Thỉnh giảng: 17

Bảng 2.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ hữu

Trình độ đào tạo Nam Nữ Tổng số

Phó giáo sư, Tiến sĩ 5 1 6

Sau Đại học 47 20 67

Đại học 70 64 134

Cao đẳng 8 8

Trung cấp 0

Công nhân bậc 5/7 trở lên 0

Trình độ khác 5 5

Tổng số 130 90 220

* Kết quả tuyển sinh và quy mô đào tạo từ năm 2013 đến 2015

Bảng 2.2: Kết quả tuyển sinh và quy mô đào tạo từ năm 2013- 2015

TT Tên nghề Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng

1 Vẽ và thiết kế trên máy tính 17 28 21 66

2 Công nghệ ô tô 0 0 246 246

3 Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí 0 0 16 16

4 Điện công nghiệp 97 133 164 394

5 Kỹ thuật máy lạnh và ĐHKK 95 510 462 1067

6 KT LĐĐ và điều khiển trong CN 15 18 25 58

7 Điện tử công nghiệp 127 176 162 465

8 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp MT 53 81 153 287

9 Thiết kế đồ hoạ 39 56 101 196

10 Công nghệ thông tin (ƯDPM) 57 85 93 235 11 Quản trị mạng máy tính 21 22 15 58

12 Thiết kế trang Web 0 60 14 74

13 Kế toán doanh nghiệp 36 29 171 236 14 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ 15 15 13 43

15 Chăm sóc sắc đẹp 0 527 516 1043

16 Thiết kế các kiểu tóc 0 0 21 21

Tổng số: 795 2243 2582 5620

Nguồn phòng Đào tạo

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường

Chức năng, nhiệm vụ:

Chức năng, nhiệm vụ của Trường được quy định rõ ràng và cụ thể trong Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội được ban hành theo Quyết định số 3818/2010/QĐ-UBND ngày 14/07/2010 của UBND tỉnh Thành phố Hà Nội.

Trường thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức

khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mơ và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

7. Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. 8. Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. 9. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

10. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

11. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

12. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

13. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Thực trạng đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nghệ cao Hà Nội

Bảng 2.3: Thực trạng đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội

Stt Nội dung Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ hạng Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 50)