Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 46 - 50)

1.6.1.1. Quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về nguồn lực con người phục vụ CNH, HĐH đất nước.

Cơng nghiệp hố, hiện đại hóa là xu thế tất yếu, là cách thức để xã hội phát triển mạnh mẽ. Vì lẽ đó, để thốt khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và thế giới, nước ta không có con đường nào khác ngoài việc phải đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Để thực hiện CNH, HĐH phải có nguồn lực như nguồn lực con người, vốn tài nguyên thiên nhiên… Các nguồn lực này đều cần thiết và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó nguồn lực con người giữ vai trị quyết định. Chính các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ là nơi sử dụng nguồn lao động. Vậy quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về nguồn lực con người phục vụ CNH, HĐH đất nước có những quan điểm cơ bản sau:

Một là, nhận thức đúng vị trí và đặc điểm của nguồn lực con người trong

thời đại ngày nay, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội; thấy được nguồn lực con người là nguồn vốn lớn nhất, quí nhất, quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để CNH, HĐH đất nước.

Hai là, khai thác hợp lý, có hiệu quả, nhất là lực lượng lao động đã qua

đào tạo, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn và thước đo để xác định phương hướng, gắn sử dụng lao động với việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lực con người.

Ba là, thực sự coi trọng chính sách “cầu hiến”, khai thác triệt để lao động

trí tuệ; xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu đàn, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế làm nòng cốt cho sự nghiệp CNH, HĐH.

Bốn là, phát triển vượt bậc giáo dục và đào tạo trên cơ sở mở rộng qui

mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả, bám sát yêu cầu của quá trình CNH, HĐH bảo đảm sự thống nhất giữa đào tạo, sử dụng và việc làm.

Năm là, trong quá trình sử dụng và phát triển nguồn lực con người, cần

chú trọng khai thác và phát huy các giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc, đồng thời biết tiếp thu những tinh hoa của văn hố nhân loại, tạo ra được mơi trường thuận lợi cho sự cống hiễn và hưởng thụ của con người.

1.6.1.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp

Trong mọi thời đại, mọi hoạt động và trong công tác quản lý đào tạo nghề hệ cao đẳng ở các trường Cao đẳng nghề đều phải thực hiện theo những quy định cụ thể do Đảng và Nhà nước ban hành. Chính các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước là những quy định cụ thể nhất và có ý nghĩa rất lớn trong công tác định hướng, điều chỉnh hành vi cho mọi người trong xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quy định, thông báo, hướng dẫn,… cho mọi hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Luật Giáo dục nghề nghiệp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp mà trường Cao đẳng là một cơ sở của giáo dục nghề nghiệp, dưới Luật này cịn có nhiều Quyết định, Quy định, Quy chế, Thông tư, Thông báo, Kế hoạch,… để cụ thể những quy định của Luật và hướng dẫn các thực hiện những quy định chung do Nhà nước ban hành.

Các văn bản quy phạm pháp luật có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nếu được quy định một cách khoa học, phù hợp với các hoạt động và được ra đời một cách kịp thời, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội nói chung, sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp, quản lý đào tạo ở các trường Cao đẳng nghề nói riêng.

Mọi hoạt động của trường Cao đẳng nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội đều phải tuân thủ và chịu sự tác động của các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, sự phát triển và thành cơng của cơng tác quản lý

đào tạo tại các trường Cao đẳng nghề bị ảnh hưởng lớn bởi các văn bản quy phạm pháp luật. Chính vì vậy các văn bản quy phạm pháp luật cần được ban hành kịp thời, đúng lúc và đảm bảo được các chức năng của nó.

1.6.1.3 Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp

Ngân sách Nhà nước chi mới đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của đào tạo, trên thực tế, ngân sách chi trên đầu học sinh học nghề tăng không đáng kể do qui mô đào tạo phát triển nhanh. Ngân sách cho đào tạo nghề cũng nằm trong tình trạng eo hẹp. Tỷ lệ ngân sách chi cho đào tạo nghề như hiện nay là chưa đáp ứng được điều kiện cần chứ chưa nói đến đủ để giải quyết các vấn đề cơ bản như: xây dựng chương trình, nâng cấp chất lượng giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường nghề.

Do vậy, ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng để chất lượng đào tạo và sự phát triển của các trường đào tạo nghề nói chung, trường Cao đẳng nghề nói riêng. Cần phải tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục.

1.6.1.4 Sự phối hợp, liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác quản lý đào tạo

Để đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thì khơng có con đường nào khác ngoài việc nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong công tác đào tạo, quản lý đào tạo.

Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác này ở những công việc cụ thể sau:

o Xác định mục tiêu đào tạo

o Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo: thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề

o Hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ đào tạo

o Tham gia quá trình đào tạo tại nhà trường và tại doanh nghiệp cho học sinh, sinh viên

o Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên o Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thực hành tại doanh nghiệp,…

Sự phối hợp này đem lại rất nhiều lợi ích cho các bên:

- Đối với nhà trường: sự hợp tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, sinh viên “có đầu ra” vững chắc, và nhất là góp phần phát hiện, phát triển và trọng dụng nhân tài cho doanh nghiệp và đất nước, giảm thiểu được các tiêu cực và kém hiệu quả trong giáo dục - đào tạo, đồng thời, giúp nhà trường tăng tự chủ hơn về tài chính, cũng như sử dụng hiệu quả vốn đầu tư...

- Đối với doanh nghiệp: việc tham gia vào quá trình đào tạo như một hình thức đầu tư phát triển, sẽ khiến doanh nghiệp có thêm quyền và cơ hội lựa chọn và nâng cấp các “sản phẩm” - lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu, giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo lại. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh của mình với xã hội...

- Đối với sinh viên: sự hợp tác trên sẽ cho phép họ tự điều chỉnh nhận thức, nâng cao động lực và kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thực tiễn cuộc sống, tăng cơ hội tìm việc và giảm thiểu những phí tổn học hành cả về tài chính, thời gian và tâm sức… Ngồi ra, bên cạnh cơ hội có được học bổng của doanh nghiệp tài trợ, khi có cơ sở tin cậy về triển vọng nơi làm việc và yêu cầu nghề nghiệp tương lai, rất có thể sinh viên và gia đình sẽ tự nguyện tăng học phí và đầu tư nhiều, sâu, hiệu quả hơn cho các mơn, trường học có uy tín và thương hiệu tốt mà họ lựa chọn. Đây cũng là cơ hội để nhà trường có thể đưa ra các “gói dịch vụ” đào tạo khác nhau, đa dạng về nội dung, phương thức, công nghệ truyền tải, cũng như về mức học phí phù hợp với nhu cầu và năng lực của người học, người sử dụng lao động. Từ đó cải thiện chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, thu nhập tài chính, và nâng cao thương hiệu của nhà trường.

- Đối với toàn xã hội: sự hợp tác này còn cho phép tăng hiệu quả đầu tư xã hội trong giáo dục - đào tạo nói riêng, trong đầu tư phát triển nói chung, giảm bớt tình trạng thất nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường theo hướng kinh tế tri thức và phát triển bền vững, nhất là dưới góc độ chất lượng phát triển, coi con người là nhân tố trung tâm của quá trình phát triển.

Vì những lợi ích nêu trên cho thấy sự tác động rất lớn của sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong cơng tác đào tạo nói chung, quản lý đào

tạo nói riêng. Doanh nghiệp là nhân tố lớn có thể giúp cơng tác quản lý đào tạo của nhà trường đạt được hiệu quả cao và cũng là nhân tố làm cho q trình quản lý đào tạo khơng đạt hiệu quả cao nếu doanh nghiệp khơng tham gia, khơng có trách nhiệm đối với quá trình đào tạo và quản lý đào tạo của nhà trường. Chính vì sự tác động này cán bộ quản lý cần phải nắm rõ được điều này để có các biện pháp quản lý quá trình đào tạo cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 46 - 50)