Quản lý chất lượng đào tạo trong mối quan hệ với nhu cầu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 44 - 46)

dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;

Những tiêu chí cụ thể để đánh giá một chương trình đào tạo khi đã được hoàn thiện:

a/ Tính logic/ trình tự của các phần nội dung. b/ Tính gắn kết, kế thừa giữa các phần nội dung.

c/ Tính phù hợp giữa mục tiêu đặt ra cho chương trình và nội dung, phương pháp triển khai nội dung chương trình.

d/ Tính cân đối giữa các khối kiến thức chun mơn và nghiệp vụ, giữa lí thuyết và thực hành (giữa tri thức và kỹ năng...).

e/ Tính cập nhật của chương trình được xem xét thơng qua tính hiện đại và cập nhật của các kiến thức phù hợp với bối cảnh và sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng như đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra đã được điều chỉnh.

g/ Tính hiệu quả: Hiệu quả trong – năng lực của sản phẩm đào tạo, phù hợp với mong muốn của người học; hiệu quả ngoài – khả năng đáp ứng yêu cầu của người được đào tạo so với mục tiêu dự kiến, phù hợp với yêu cầu hoạt động của người tốt nghiệp theo yêu càu của doanh nghiệp.

1.5.3. Quản lý chất lượng đào tạo trong mối quan hệ với nhu cầu doanh nghiệp nghiệp

Theo quan niệm “chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” thì sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng là một tiêu chí của chất lượng đào tạo. Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “con người lao động” có thể hiểu là kết quả “đầu ra” của quá trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp, tương ứng với mục tiêu của từng ngành đào tạo. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực của thi trường lao động, chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện bảo đảm nhất định như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, năng lực

hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất - dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp,...(xem sơ đồ 1.4). Kết quả đào tạo gắn với việc thực hiện chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Mức độ hồn thành khố học, năng lực hành nghề đạt được và khả năng thích ứng của học sinh…. là thước đo hiệu quả, chất lượng của chương trình đào tạo.

Sơ đồ 1.4 Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đào tạo nghề của các doanh nghiệp trong và ngồi nước, cần có một đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chun mơn sâu, có năng lực sư phạm dạy nghề, đặc biệt có chun mơn nghề (tay nghề) giỏi để dạy về thực hành, luôn luôn chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên hiện có và đội ngũ giáo viên kế cận.

Mục tiêu đào tạo

Kiến thức nghề

SPĐT

Kỹ năng Thái độ Người tốt

nghiệp

Chất lượng đào tạo

- Đặc trưng, giá trị nhân cách, xã hội, nghề nghiệp - Giá trị sức lao động - Năng lực hành nghề - Trình độ chun mơn nghề nghiệp (Kiến thức kỹ năng…) - Năng lực thích ứng

với thị trường lao

động

- Năng lực phát triển

Dựa trên những tiêu chuẩn đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề để xác định các nội dung cần bồi dưỡng và đào tạo. Vậy để quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần thực hiện các công việc sau đây:

- Xác định nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo của đội ngũ giáo viên - Lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo của đội ngũ giáo viên

- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo của đội ngũ giáo viên - Đánh giá công tác bồi dưỡng, đào tạo của đội ngũ giáo viên

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường

Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 44 - 46)