Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 32 - 33)

1.3. Quá trình đào tạo hệ cao đẳng tại trường Cao đẳng nghề

1.3.5. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

* Kinh phí: Kinh phí, tài chính phục vụ cho hoạt động đào tạo bao gồm các nguồn sau:

1. Ngân sách nhà nước (nếu có).

2. Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 3. Học phí, lệ phí tuyển sinh:

a. Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bù đắp chi phí đào tạo và chi phí tuyển sinh.

b. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, nguyên nhiên vật liệu thực hành, thực tập; khấu hao cơ sở vật chất, thiết bị và các chi phí cần thiết khác cho việc đào tạo.

c. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh theo quy định đối với cơ sở giáo dục cơng lập tự chủ tồn diện.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khác xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh theo từng chuyên ngành hoặc từng nghề căn cứ vào nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh và khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định.

4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh.

5. Mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh phải được cơng bố cơng khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.

6. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.

4. Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

5. Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

6. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo là: Máy móc, trang

thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho các hoạt động đào tạo, bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng, lớp học, phịng thí nghiệm và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, cung cấp các điều kiện về ăn, ở, nghỉ ngơi, chữa bệnh cho giáo viên, học sinh và cán bộ, công nhân viên của nhà trường. Công tác phục vụ đào tạo có chất lượng sẽ bảo đảm cho đào tạo nghề được thực hiện đúng kế hoạch, ổn định, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo:

1. Trường dạy nghề phải có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, phương tiện kỹ thuật dạy học để đảm bảo dạy nghề đạt trình độ, kỹ năng theo mục tiêu đào tạo;

2. Tiêu chuẩn, định mức cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng với từng nghề đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đào tạo hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Hà Nội đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (Trang 32 - 33)