Quản lý dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 27 - 30)

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.5 Quản lý dạy học

1.2.5.1 Hoạt động dạy học

Dạy học gồm hai hoạt động: hoat động dạy của thầy và hoạt động học của trị. Hai hoạt động này ln gắn bó mật thiết, tồn tại cho nhau và vì nhau.

Hoạt động dạy học là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức, thành thành và phát triển nhân cách học sinh. Vai trò chủ đạo

của hoạt động dạy được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh giúp cho học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển. Nội dung dạy học theo chương trình, bằng phương pháp của nhà trường.

Hoạt động học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh các khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách tồn diện. Vai trị tự điều khiển hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiến lĩnh khái niệm và tư duy khoa học. Khi chiếm lĩnh được khái niệm khoa học bằng hoạt động tự lực và sáng tạo, học sinh đồng thời đạt được ba mục đích bộ phận: trí dục, nắm vững tri thức khoa học; phát triển tư duy và năng lực hoạt động; giáo dục thái độ, đạo đức và hình thành quan niệm.

Hoạt động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển. Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, bằng phương pháp đặc trưng của môn học của khoa học đó, với phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến kiến thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.

1.2.5.2 Quá trình dạy học

Q trình dạy học là một hệ tồn vẹn, bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác (cộng đồng và hợp tác).

Bản chất của quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học, được thể hiện trong và bằng sự tương tác có tính cộng đồng và hợp tác giữa dạy và học tuân theo logic khách quan của nội dung dạy học. Chỉ trong sự tác động qua lại giữa thầy và trị thì mới xuất hiện bản thân quá trình dạy học. Sự phá vỡ mối liên hệ tác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi sự tồn vẹn đó.

Vai trò của thầy là: người tổ chức hướng dẫn quá trình dạy học (xác định mục đích, lựa chọn nội dung, kích thích hứng thú), động cơ của người

học, tổ chức việc học, sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học một cách thích hợp.

Vai trò của trò là: xác định mục tiêu, chủ động tích cực lĩnh hội bài giảng, lựa chọn cách học thích hợp để tìm kiếm kiến thức, cấu trúc lại vốn kiến thức của mình, vận dụng và kiểm tra đánh giá điều chỉnh việc học.

Chính sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học là một trong những quy luật của q trình dạy học. Nó phản ánh mối quan hệ gắn kết (trong quá trình dạy học), mối quan hệ giữa thầy với tư cách người tự tổ chức tự điều khiển, lãnh đạo và trò với tư cách người tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức.

1.2.5.3 Quản lý quá trình dạy học

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình dạy học và giáo dục, quản lý các nguồn lực trong nhà trường: giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý môi trường giáo dục. Đây là q trình có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu mà nhà trường đã đề ra.

Quá trình dạy học và quá trình giáo dục cần bổ sung nhau với tư cách là các thành phần của một hệ toàn vẹn. Mọi nhân tố của quá trình dạy học như mục đích nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, các phương pháp, phương tiện học tập và giảng dạy, kết quả học tập của trò và kết quả nghiên cứu của thầy... được tồn tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất trong môi trường giáo dục của nhà trường, trong mơi trường chính trị xã hội, và trong môi trường cách mạng phát triển của khoa học cơng nghệ.

Vì vậy để thực hiện trách nhiệm của mình, nhà quản lý (hiệu trưởng) cần phải xác định mục tiêu năm học của nhà trường để huy động và tổ chức cho cán bộ giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác thực hiện cơng việc có chất lượng, hiệu quả nhằm đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời, nhà quản lý cần tạo môi trường thuận lợi để mỗi cá nhân và tập thể trong nhà trường hợp

tác với nhau hoàn thành mục tiêu chung. Nói cách khác, nhà quản lý phải tổ chức tốt các hoạt động của hội đồng giáo dục, của các tổ chuyên môn để tạo nên một phong trào thi đua hoàn toàn tốt kế hoạch năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)