3.2. Các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dạy học tích hợp tạ
3.2.5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ về dạy học tích
học tích hợp
3.2.5.1 Mục đích
Mục đích của biện pháp là giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trong cơng tác DHTH, phát triển nội dung chương trình, triển khai dạy học và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, phát huy các năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THCS.
Mục tiêu thứ nhất là tạo được các điều kiện phát triển trình độ chun mơn thơng qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,
Mục tiêu thứ hai là tạo ra được môi trường thi đua, tạo điều kiện phát triển đội ngũ GV và CBQL trong nhà trường.
3.2.5.2 Đối tượng tham gia và thời gian thực hiện
Đối tượng thực hiện là các CBQL là thành viên BGH (hiệu trưởng, hiệu phó), các CBQL là tổ trưởng bộ mơn và các GV bộ môn.
Thời gian thực hiện biện pháp: các đối tượng tham gia có thể thực hiện trong suốt năm học, trong mỗi kỳ học, trong các chuyên đề tích hợp liên môn.
3.2.5.3 Nội dung và cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phân chuyên trách đào tạo và phát triển chương trình tổ chức tập huấn giáo viên về rà sốt chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên mơn; hướng dẫn giáo viên tích hợp các chủ để nội dung vào mơn học tại trường;
- Hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phận chuyên trách đào tạo lên kế hoạch và triển khai việc tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học nội mơn và chủ đề tích hợp, liên mơn giữa các môn.
- Việc triển khai DHTH không nên gây ra sự xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề về DHTH; khơng địi hỏi phải tăng cường q nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; CBQL có thể tổ chức và điều hành hoạt động của nhà trường khi thực hiện phương án tích hợp này. Về lâu dài CBQL cần nghiên cứu và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để có thể thực hiện tích hợp bậc cao (xuyên môn).
- CBQL chú trọng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thời gian, kinh phí, khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch, đề xuất điều chỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp.
- CBQL tổ chuyên môn thảo luận, phân công giáo viên phối hợp thực hiện hoặc có thể tham mưu để BGH lựa chọn phân cơng GV có điều kiện thuận lợi nhất thực hiện DHTH. Thông qua việc triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn và qua sinh hoạt tổ chuyên môn, GV giúp nhau tự bồi
dưỡng để những năm học sau mỗi giáo viên có thể đảm nhận nhiều phân mơn trong một mơn học tích hợp.
- CBQL thường xuyên dự giờ đánh giá các tiết học, các hoạt động DHTH để giúp đỡ GV được kịp thời, theo tiến độ triển khai. Việc dự giờ đánh giá cũng là một hình thức đào tạo chuyên môn, phát triển chuyên môn cho GV, chia sẻ cho GV các quan điểm khách quan để GV có thể tích cực phát huy điểm mạnh, cải thiện các điểm hạn chế trong DHTH.
3.2.5.4 Điều kiện thực hiện
Nhà trường có định hướng phát triển bồi dưỡng đội ngũ nhân sự là các CBQL và các GV triển khai DHTH.
Nhà trường có ngân sách cho việc mời các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong việc triển khai phương pháp dạy học này tới chia sẻ, đào tạo cho đội ngũ.
Đội ngũ GV và CBQL cần sắp xếp được thời gian để tham gia các đợt đào tạo vào những dịp cuối tuần, dịp nghỉ lễ để tập trung lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.
3.2.6. Đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ phát triển chuyên môn bằng việc xây dựng thư viện tài liệu dạy học tích hợp trực tuyến
3.2.6.1 Mục đích
Mục đích của biện pháp là giúp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cơng tác dạy học nói chung và DHTH nói riêng, tạo điều kiện nền tảng để nâng cao chất lượng DHTH.
Mục tiêu thứ nhất là GV và CBQL sử dụng được các điều kiện cơ sở dữ liệu thông tin, phục vụ cho việc dạy và học tích hợp.
Mục tiêu thứ hai là GV và CBQL phát triển tiếp tục nguồn học liệu dựa trên cơ sở dữ liệu ban đầu do nhà trường cung cấp.
3.2.6.2 Đối tượng tham gia và thời gian thực hiện biện pháp
Đối tượng thực hiện: là các CBQL là thành viên BGH, tổ trưởng bộ môn và các GV bộ môn.
Thời gian thực hiện biện pháp: trong suốt năm học, trong mỗi kỹ học, trong các chun đề tích hợp liên mơn.
3.2.6.3 Nội dung và cách thức thực hiện
- Hiệu trưởng chỉ đạo các CBQL chủ động trao đổi với GV về kế hoạch triển khai xây dựng thư viện trực tuyến, tìm hiểu các khó khăn thuận lợi của GV về nguồn tài liệu dạy học.
- Nhà trường thiết kế ra bộ câu hỏi survey để tìm hiểu nhu cầu của GV trong việc sử dụng những nguồn tài liệu bổ trợ cho hoạt động giảng dạy, từ đó có định hướng xây dựng thư viện trực tuyến.
- CBQL trực tiếp gửi bảng hỏi và trò chuyện với GV để lắng nghe nhu cầu, mong đợi của đội ngũ GV đối với các nguồn học liệu phục vụ công tác giảng dạy phổ thông.
- Nhà trường đầu tư mua/thuê các phần mềm thư viện/moodle trực tuyến, mua các tài liệu từ nước ngồi và trong nước, chuyển thơng tin lên hệ thống và chia sẻ cho các GV cùng sử dụng.
- GV và CBQL tiếp tục làm giàu thêm nguồn thông tin bằng cách chia sẻ và bổ sung tài liệu, học liệu về dạy học nói chung và DHTH nói riêng.
- Định kỳ nhà trường bổ sung thêm nguồn tài liệu bằng việc hợp tác với các nhà xuất bản trong và ngoài nước, tiếp tục làm phong phú hơn nguồn tài liệu. Đồng thời, tìm hiểu các nguồn tài liệu trực tuyến của các trường phổ thơng, trường đại học có liên quan tới DHTH để kết nối liên kết.
- CBQL và GV chủ động liên hệ với các chuyên gia khoa học địa phương và quốc tế nhằm học hỏi về nguồn học liệu phục vụ công tác daỵ học, các phương pháp và xu thế dạy học hiện đại, phát huy năng lực học sinh.
- CBQL khuyến khích và GV chủ động triển khai các sáng kiến kinh nghiệm về DHTH, chia sẻ với nhau trên cơ sở tài liệu chung.
3.2.6.4 Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường có định hướng đầu tư tập trung cho các điều kiệu phát triển chuyên mơn của GV, có ngân sách ưu tiên để thực hiện hệ thống dữ liệu chung, phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng dạy học. CBQL và GV có tinh thần chủ động học hỏi, chia sẻ thông tin và hợp tác cùng phát triển.