Tổ chức xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể về chương trình, nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 86 - 90)

3.2. Các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dạy học tích hợp tạ

3.2.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể về chương trình, nộ

dung dạy học tích hợp

3.2.1.1 Mục đích

Mục đích của biện pháp là giúp cải thiện việc lên kế hoạch DHTH p và quản lý các kế hoạch DHTHtại trường THCS Olympia. Kết quả khảo sát cho thấy, định hướng của các CBQL tổ bộ môn trong việc DHTH, việc lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động DHTH, công tác phổ biến định hướng tới GV của CBQL các Tổ bộ môn chưa tốt, do vậy, tác giả đưa ra biện pháp liên quan đến quản lý kế hoạch DHTH.

Mục tiêu thứ nhất của biện pháp là quản lý được việc GV phát triển các chương trình giảng dạy theo hướng tích hợp nhưng vẫn đảm bảo: tính hệ thống, được bao hàm các khái niệm môn học trong bối cảnh các vấn đề toàn cầu phát triển bền vững, có ý nghĩa thực tiễn và thu hút sự chú ý nghiên cứu của học sinh; nhấn mạnh và tập trung đến các vấn đề thời sự và phát triển, khuyến khích sự kết nối của các môn học, cung cấp cơ hội và tạo điều kiện để học sinh chủ động tham gia vào hoạt động học tập.

Mục tiêu thứ hai của biện pháp là cải thiện được năng lực của các CBQL trong việc quản lý kế hoạch hoạt động DHTHcủa các GV; CBQL có được cái nhìn tổng thể và có hệ thống từ cấp nhà trường tới cấp cơ sở - tổ bộ mơn về việc triển khai DHTH; CBQL có thể định hướng và giúp đỡ GV trong việc lựa chọn các nội dung phát triển bền vững để tích hợp nội mơn, tìm được các nội dung có liên quan giữa các lĩnh vực để phát triển các chuyên đề dạy học tích hợp liên mơn, thậm chí, gom các mơn cùng một lĩnh vực lại để hình thành một mơn học mới trong tích hợp xun mơn.

3.2.1.2 Đối tượng tham gia và thời gian thực hiện biện pháp

Đối tượng tham gia thực hiện nhóm biện pháp: là các CBQL là thành viên BGH (hiệu trưởng, hiệu phó), các CBQL là tổ trưởng bộ mơn và các GV bộ môn.

Thời gian thực hiện nhóm biện pháp: các đối tượng tham gia có thể thực hiện định kỳ đầu năm học, đầu mỗi kỹ học, trước mỗi chuyên đề tích hợp liên mơn.

3.2.1.3 Nội dung và tổ chức thực hiện

- Thống nhất mẫu kế hoạch chuẩn cho hoạt động DHTH

Việc thống nhất được mẫu kế hoạch với các bước triển khai một hoạt động DHTH mang tính tiêu chuẩn để làm cơ sở định hướng cho việc triển khai của các GV là cần thiết, giúp cho công tác quản lý của CBQL được có hệ thống, có tiêu chuẩn tốt hơn.

Hiệu trưởng chỉ đạo, BGH và CBQL thảo luận, đưa ra 1 mẫu kế hoạch cho hoạt động DHTHđể GV dựa vào đây viết kế hoạch cụ thể cho nội dung dạy học của họ. Mẫu kế hoạch này nên được thông qua cùng các GV, tiếp nhận các ý kiến của GV để chỉnh sửa, hoàn thiện hơn. Một mẫu kế hoạch DHTH của GV nên có 8 phần nội dung cơ bản như sau:

1. Mục tiêu (làm rõ các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ) 2. Nội dung tích hợp (làm rõ trong hoạt động gì, từ lĩnh vực nào) 3. Phương pháp triển khai

4. Hình thức triển khai 5. Thời gian triển khai

6. Hình thức kiểm tra đánh giá (quá trình, tổng kết)

7. Phân phối chương trình (làm rõ tiến trình, nội dung, hoạt động của GV, của HS, mục tiêu, tài liệu)

8. Các phiếu bài tập, các yêu cầu nhiệm vụ của HS 9. Các bảng Rubric kiểm tra - đánh giá HS

BGH và các CBQL tổ bộ mơn phải đảm bảo xem xét tồn bộ kế hoạch bài giảng cho các nhóm chủ đề mơn học có tính chất kết nối, góp ý cho kế hoạch và theo dõi quá trình triển khai các kế hoạch DHTH nhằm kịp thời hỗ trợ và thay đổi khi cần thiết, hướng tới việc lấy học sinh làm trung tâm mọi hoạt động học tập.

Hiệu trưởng, BGH và CBQL các tổ bộ môn cũng cần làm việc với các GV để tăng cường phối hợp, phát triển các chủ đề bài học tích hợp theo hướng tích hợp liên mơn và tích hợp xun mơn nhằm khuyến khích sự kết nối có ý nghĩa giữa các nội dung môn học với nhau.

CBQL phải kiểm tra và xác định được trên kế hoạch DHTH của GV có các phương hướng và biện pháp phát triển năng lực (bao gồm kiến thức và kỹ năng), nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp cho một vấn đề thực tế cuộc sống.

CBQL cần thống nhất kế hoạch, định hướng và xây dựng các chỉ dẫn về xây dựng kế hoạch bài giảng, kịch bản thể hiện hoạt động DHTH cụ thể, kịp thời có những tư vấn, giải thích thơng qua cs buổi họp hàng tuần với các giáo viên bộ môn.

GV cần tổ chức kiểm tra đánh giá xác định trình độ đầu vào của HS trước khi tiến hành thiết kế bài giảng, sau đó cần có phiếu đánh giá để xác định hiệu quả bài giảng từ học sinh nhằm có những điều chỉnh thích hợp cho các bài giảng tiếp theo. GV cần tổ chức tự đánh giá giáo trình, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, lấy tư vấn của tổ trưởng bộ mơn về tính hiệu quả và xác định rõ hiệu quả cảu yếu tố tích hợp trong bài giảng, từ đó có cơ sở xây dựng hệ thống kế hoạch bài giảng, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học cho đơn vị bài học tiếp theo.

- Thống nhất quy định về số lƣợng và thời gian cho các hoạt động

dạy học tích hợp – liên mơn trong trƣờng, đảm bảo cân bằng với năng lực nhận thức của học sinh.

Trong một trường học với nhiều nội dung dạy học và giáo dục học sinh, việc triển khai hoạt động DHTH nếu khơng có quy định rõ về số lượng dự án

tích hợp, thời gian cho các hoạt động tích hợp liên mơn trong nhà trường thì sẽ dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp lẫn nhau giữa các tổ bộ môn, và sự quá tải về số lượng bài tập dự án cần hồn thành với học sinh.

Vì vậy BGH và CBQL cần thống nhất một quy định về số lượng dự án dạy học tích hợp – liên mơn trong trường là 1 dự án tích hợp/khối/học kỳ (18 tuần). Như vậy, trong 1 năm, mỗi học sinh sẽ tham gia 2 dự án tích hợp – liên mơn là vừa đủ.

CBQL cũng cần có sự thống nhất với các GV về nội dung chương trình tích hợp trong giáo trình chung, thời hạn hồn thành giáo trình tích hợp, hình thức kiểm tra đánh gía cho mỗi đơn vị bài giảng, thống nhất về quy định và chế tài đối với việc khơng hồn thành kế hoạch dạy học.

CBQL phải thường xuyên kiểm tra định kỳ hàng tuần trong các buổi họp sinh hoạt chuyên môn về việc GV triển khai viết kế hoạch DHTH, nắm vững được các khó khăn thuận lợi mà GV và HS đang gặp phải trong q trình viết kế hoạch. Thậm chí, CBQL cịn cần tăng thời lượng các buổi họp hàng tuần với cá nhân GV đang triển khai về việc thiết kế xây dựng bài giảng.

- Thống nhất các tài liệu trong bộ hồ sơ chuyên môn về quản lý DHTH của CBQL

Để CBQL các tổ bộ mơn có cái nhìn tồn diện về việc DHTH của tổ bộ mơn mình phụ trách, BGH và các CBQL cần thống nhất về số lượng và yêu cầu chất lượng về các tài liệu cần có trong bộ hồ sơ chuyên môn về quản lý DHTHcủa CBQL.

Về cơ bản, một bộ hồ sơ chuyên môn về quản lý hoạt động DHTH cần có các văn bản như sau:

1. Kế hoạch DHTH của Tổ bộ môn (tổ trưởng thực hiện) 2. Kế hoạch DHTH của từng GV/nhóm GV (GV thực hiện) 3. Hướng dẫn Quy trình DHTH (tổ trưởng thực hiện)

4. Báo cáo triển khai hoạt động hàng tháng (GV thực hiện)

6. Biên bản tổng kết, rút kinh nghiệm DHTH (tổ trưởng thực hiện) CBQL về cơ bản cần xây dựng quy trình thực hiện những công việc theo yêu cầu của DHTH, sau đó hướng dẫn cho các GV triển khai.

Hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên nắm vững và thực hiện theo đúng phân phối chương trình. Ngồi ra Hiệu trưởng phải có kế hoạch cả năm học cho hoạt động giảng dạy đồng thời yêu cầu CBQL tổ chuyên môn và GV theo đó lập kế hoạch giảng dạy hàng tuần và cho cả học kì, năm học. CBQL cũng phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra từng tuần, tháng, học kì, qua sổ kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài. Áp dụng biện pháp này, đòi hỏi BGH phải sắp xếp để dự giờ và đánh giá năng lực đội ngũ GV; lập quy hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV; thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì quy định; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm DHTH; quản lí cơng tác tự bồi dưỡng của GV và tạo điều kiện để GV tiếp cận, giao lưu với các GV ở các trường khác và chia sẻ kinh nghiệm.

3.2.1.5 Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường phải hoàn thiện đội ngũ nhân sự trong vai trò quản lý, các CBQL này cần được quán triệt mục tiêu, định hướng, cách thức làm việc, cách thức triển khai công việc xuống cấp dưới, và được hưởng chế độ đãi ngộ xứng đáng với trách nhiệm công việc của họ.

Đội ngũ GV phải được bồi dưỡng thường xuyên về nội dung, phương pháp, quy trình DHTH và những thay đổi, đổi mới về chương trình, tiêu chuẩn giáo trình, và kế hoạch DHTH toàn trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)