Phân cấp, phân quyền, phân nhiệm về dạy học tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 90)

3.2. Các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dạy học tích hợp tạ

3.2.2. Phân cấp, phân quyền, phân nhiệm về dạy học tích

3.2.2.1 Mục đích

Mục đích của biện pháp là giúp cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý công tác DHTH, cụ thể là các nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc CBQL của tổ bộ môn và các GV triển khai các hoạt động DHTH.

Mục tiêu thứ nhất của biện pháp là quản lý được việc GV triển khai có hiệu quả, theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được phân công, thường xuyên kiểm tra và đánh giá được tiến trình và kết quả DHTH.

Mục tiêu thứ hai của biện pháp là cải thiện được năng lực của các CBQL trong việc tổ chức phân công, chỉ đạo thực hiện DHTH.

3.2.2.2 Đối tượng tham gia và thời gian thực hiện

Đối tượng thực hiện biện pháp là các CBQL là thành viên BGH, tổ trưởng bộ môn, các GV triển khai DHTH.

Thời gian thực hiện: các đối tượng tham gia cần thực hiện trong suốt năm học, trong mỗi kỳ học, trong các chuyên đề tích hợp liên mơn.

3.2.2.3 Nội dung và cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng phân công, phân quyền, phân nhiệm cho 1 thành viên trong BGH nhà trường chuyên trách việc DHTH, là người quản lý, điều phối các hoạt động DHTHtrong toàn trường.

- CBQL được phân công chịu trách nhiệm quản lý, điều phối các hoạt động DHTH trong toàn trường cần thực hiện một số công việc cụ thể như sau: Lên kế hoạch tổng thể cho việc triển khai trên diện rộng/sâu các hoạt động DHTH; thống nhất kế hoạch triển khai với các CBQL là tổ trưởng các bộ môn (thời gian, thời lượng, quy trình); trực tiếp hướng dẫn triển khai việc DHTH (liên môn, xuyên môn, nội môn) cho các tổ bộ môn thông qua họp hàng tháng/tuần; phê duyệt và hướng dẫn triển khai các kế hoạch DHTH; theo dõi sát sao việc triển khai các kế hoạch DHTH mà các CBQL là tổ trưởng bộ môn đã báo cáo; kiểm tra đánh giá việc triển khai của GV thông qua việc dự giờ; tổng kết báo cáo từng giai đoạn và đề xuất kế hoạch chỉnh sửa cho hoạt động DHTH toàn trường.

- Các CBQL là tổ trưởng bộ môn cần phối hợp với CBQL chuyên trách về hoạt động tích hợp để thực hiện các kế hoạch của tổ bộ mơn mình phụ trách, u cầu sự hỗ trợ của CBQL chuyên trách này cho các hoạt động cụ thể

như lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo triển khai và kiểm tra đánh giá của CBQL cho hoạt động DHTH của tổ bộ môn.

- Các GV triển khai DHTH có thể tìm đến CBQL chun trách về hoạt động DHTH để được tư vấn hỗ trợ về cách thức triển khai hoạt động, các khó khăn gặp phải, hoặc để chia sẻ những sáng kiến kinh nghiệm của mình trong quá trình triển khai hoạt động.

3.2.2.4 Điều kiện thực hiện

CBQL các tổ bộ mơn và CBQL chun trách phải có lịch làm việc cố định hàng tháng để cập nhật tiến độ triển khai các dự án tích hợp liên mơn, các chủ đề tích hợp nội mơn và các khó khăn thuận lợi trong triển khai tích hợp xun mơn.

Nhà trường có chính sách khen thưởng cho các CBQL có những đóng góp tích cực trong việc quản lý tốt việc triển khai hoạt động DHTH.

3.2.3. Tổ chức sinh hoạt chuyên mơn dưới hình thức liên mơn, liên khối

3.2.3.1 Mục đích

Mục đích của biện pháp là giúp cải thiện và nâng cao chất lượng chuyên môn DHTH bằng cách tăng cường sự phối hợp giữa các tổ bộ môn và giữa các khối lớp.

Mục tiêu thứ nhất của biện pháp là quản lý được việc các GV thường xuyên chia sẻ các ý tưởng về DHTH và tìm kiếm các cơ hội phối hợp liên môn, liên khối để làm phong phú thêm hoạt động học tập và trải nghiệm cho học sinh.

Mục tiêu thứ hai của biện pháp là cải thiện được năng lực của các CBQL trong việc phối hợp triển khai hoạt động giữa các tổ nhóm chuyên môn; thay đổi được cách thức các CBQL hỗ trợ, tư vấn, đào tạo cho GV trong hoạt động DHTH bằng các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, dự giờ đánh giá.

3.2.3.2 Đối tượng tham gia và thời gian thực hiện

Đối tượng thực hiện biện pháp là các CBQL thành viên BGH (hiệu trưởng, hiệu phó), các CBQL là tổ trưởng bộ môn, các GV triển khai hoạt động DHTH.

Thời gian thực hiện nhóm biện pháp: các đối tượng tham gia cần thực hiện trong suốt năm học, trong mỗi kỳ học, trong các chuyên đề tích hợp liên mơn.

3.2.3.3 Nội dung và cách thức thực hiện

- Đổi mới hình thức sinh hoạt liên môn, liên khối bằng các cuộc họp định kỳ giữa các GV từ các tổ nhóm hoặc từ các khối lớp

Hiệu trưởng có chủ trương phát triển hợp tác giữa các giáo viên ở các tổ bộ mơn bằng cách ấn định thời gian và hình thức tổ chức các buổi họp bàn về chủ đề dạy học tích hợp – liên mơn giữa các giáo viên bộ môn dạy cùng một khối lớp. Việc họp định kỳ hàng tuần, hoặc mỗi 2 tuần sẽ giúp các GV cập nhật và trao đổi ý tưởng thường xuyên.

Hiệu trưởng có chủ trương tăng cường hợp tác ở các khối trong hoạt động dạy học tích hợp liên khối bằng cách giao nhiệm vụ cho các CBQL săp xếp cho GV dạy cùng 1 mơn học ở các khối lớp khác nhau có thời gian họp định kỳ 1 tháng/lần để bàn về các hoạt động dạy học tích hợp liên khối có thể triển khai cho HS lớp lớn với HS lớp bé.

Hiệu trưởng giao CBQL chuyên trách chủ động tìm kiếm các trường học khác đang triển khai hoạt động dạy học tương tự để kết hợp với hoạt động của trường mình cùng triển khai các dự án dài hơi, đồng thời ấn định các khoảng thời gian họp giữa các tổ chức hàng kỳ để cập nhật tiến trình triển khai.

CBQL ở tổ chuyên môn đổi mới nội dung sinh hoạt theo hướng tích hợp bằng việc xây dựng các nội dung, chủ đề DHTH để dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức, tạo động lực để giáo viên tích cực triển khai phương pháp DHTH một cách hiệu quả.

CBQL và GV cùng tổ chức các buổi đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện dạy học các chủ đề tích hợp liên mơn với sự tham gia của CBQL và GV ở các tổ bộ mơn khác nhau. Có thể phân cơng mỗi tháng 1 tổ bộ môn phụ trách cho GV và CBQL của các tổ bộ môn khác cùng tham gia.

- Khuyến khích hình thức dự giờ chéo nhau giữa GV các tổ bộ mơn để tìm hiểu các vấn đề chung và cùng triển khai

CBQL và GV tăng cường các hoạt động dự giờ chéo nhau giữa các tổ bộ mơn, rút kinh nghiệm để điều chỉnh và góp ý điều chỉnh nội dung DHTH; hồn thiện từng bước nội dung các chủ đề và kế hoạch môn học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nên ghi hình các tiết dạy và các cuộc họp, thảo luận/rút kinh nghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho giáo viên tham khảo.

- Mở rộng các hình thức dạy học tích hợp – trải nghiệm sáng tạo kết hợp với các tổ chức đối tác

Hiệu trưởng đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thơng qua các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục và các trường học có triển khai DHTH.

GV chủ động tìm kiếm các địa điểm trải nghiệm phù hợp với mơn học hoặc với các chun đề tích hợp liên mơn, các địa điểm này có thể khơng ở trong khuôn viên trường học mà ở các địa điểm của các tổ chức khác ... để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc quản lý dạy học các chủ đề tích hợp liên mơn cần thực hiện theo hướng bảo đảm quyền tự chủ của nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nhà trường thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

3.2.4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện dạy học tích hợp

3.2.4.1 Mục đích

Việc kiểm tra, đánh giá HS được xem là khâu cuối cùng nhằm xác định chất lượng giáo dục của hoạt động dạy học. Đánh giá HS qua quá trình tiếp xúc, hợp tác và học tập là cách đánh giá tốt nhất, phù hợp với mục tiêu đào tạo của thời đại. Đó là mục tiêu đào tạo học sinh với các năng lực đích thực thích nghi và đáp ứng được các yêu cầu và sự thay đổi của xã hội.

3.2.4.2 Đối tượng tham gia và thời gian thực hiện

Đối tượng tham gia thực hiện biện pháp là các CBQL là thành viên BGH (hiệu trưởng, hiệu phó), các CBQL là tổ trưởng bộ mơn, các GV triển khai hoạt động DHTH.

Thời gian thực hiện nhóm biện pháp: các đối tượng tham gia cần thực hiện trong suốt năm học, trong mỗi kỳ học, trong các chuyên đề tích hợp liên mơn.

3.2.4.3 Nội dung và cách thức thực hiện

- Đổi mới phương pháp giảng dạy từ truyền thụ, áp đặt một chiều sang tổ chức, hướng dẫn HS tự học, quan sát, thực hành, vận dụng để sớm trưởng thành, có kĩ năng sống thích nghi với đời sống thực tiễn là một trong những mục tiêu của DHTH. Trên thực tế, DHTH phải được tổ chức trong một quá trình thống nhất - liên hợp với đổi mới nội dung - chương trình, đổi mới phương tiện dạy – học. Mọi bài giảng thành công đều không thể thiếu sự chuẩn bị chu đáo, song yếu tố quyết định sự thành công là việc GV tiến hành tiết dạy đó như thế nào.

- Do vậy, thành viên BGH chuyên trách việc DHTH cần xem xét sự phối hợp ăn ý giữa thầy và trò; cách thức tổ chức, hướng dẫn HS học tập trên lớp, GV đã tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo chưa? Có tạo hứng thú cho HS học tập khơng? HS có tự mình chiếm lĩnh

được tri thức khơng? Có sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa nội dung - chương trình - phương pháp dạy học - phương tiện dạy học không?

- Điều quan trọng khi phân tích sư phạm tiết dạy, thành viên BGH chuyên trách việc DHTH cần chú trọng nội dung tư vấn, để GV có thể vừa nhận ra ưu – khuyết điểm trong phương pháp, vừa được động viên, hướng dẫn cách thức tiến hành việc đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả hơn.

- CBQL xác định với GV mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra - đánh giá HS trong hoạt động DHTH: để giúp HS tích cực, tự giác nâng cao chất lượng học tập; đồng thời nhằm kiểm định hiệu quả dạy học của GV. Việc kiểm tra – đánh giá HS phải đạt các yêu cầu: chính xác, chân thực và gắn với thực tiễn, có tác dụng trực tiếp đến việc xác định năng lực của HS, hiệu quả giảng dạy của GV.

- BGH và các CBQL cần phối hợp với GV tổ chức họp phân tích và chuẩn hố các kỹ năng, tiêu chí đánh giá, đánh giá ưu điểm và hạn chế trong các quy định kiểm tra đánh giá hoạt động DHTH hiện có (mục tiêu, nội dung, phương pháp, thời gian), từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp.

- BGH cần phổ biến công khai đến CBQL, GV và HS các quy định về chế độ kiểm tra, đánh giá, cho điểm, xếp loại HS trong hoạt động DHTH. Các hoạt động chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra của cấp trên đều phải tôn trọng kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt của nhà trường. Các cấp quản lý chưa xếp loại giờ dạy, chưa thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên dạy học các chủ đề tích hợp liên mơn.

- CBQL đẩy mạnh quản lý việc phân tích kết quả kiểm tra đánh giá học sinh, lấy đây làm cơ sở dữ liệu để CBQL định hướng tư vấn điều chỉnh phương pháp học, động cơ học tập của học sinh, điều chỉnh phương pháp dạy học của GV.

- Các GV cần thu thập và thống kê kết quả kiểm tra đánh giá của HS sau mỗi hoạt động DHTH và nộp về cho tổ trưởng bộ môn. Các CBQL ở các

tổ bộ mơn sẽ phối hợp cùng nhau phân tích dữ liệu, từ đó phân bổ thêm thời gian để hỗ trợ cho các GV cịn đang gặp khó khăn trong triển khai DHTH một cách hiệu quả cho HS.

- GV phải thường xuyên báo cáo, thông tin phản hồi cho CBQL về chất lượng dạy học thông qua kiểm tra - đánh giá năng lực HS, để từ đó CBQL có cơ sở để điều chỉnh kế hoạch và ra các quyết định liên quan đến hoạt động DHTH trong tổ bộ môn.

3.2.4.4 Điều kiện thực hiện

CBQL còn có nhiều hạn chế trong việc tổ chức triển khai, xây dựng tiêu chí đánh giá việc triển khai hoạt động DHTH khá phức tạp, thiếu hệ thống quy phạm chuẩn. Do vậy, BGH trường cần mời các chuyên gia từ các trường Đại học, các sở ban ngành giáo dục về trường để giúp đỡ các CBQL trong việc quy chuẩn hoá các tiêu chí đánh gía việc triển khai DHTH.

3.2.5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ về dạy học tích hợp học tích hợp

3.2.5.1 Mục đích

Mục đích của biện pháp là giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên trong cơng tác DHTH, phát triển nội dung chương trình, triển khai dạy học và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, phát huy các năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THCS.

Mục tiêu thứ nhất là tạo được các điều kiện phát triển trình độ chun mơn thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,

Mục tiêu thứ hai là tạo ra được môi trường thi đua, tạo điều kiện phát triển đội ngũ GV và CBQL trong nhà trường.

3.2.5.2 Đối tượng tham gia và thời gian thực hiện

Đối tượng thực hiện là các CBQL là thành viên BGH (hiệu trưởng, hiệu phó), các CBQL là tổ trưởng bộ môn và các GV bộ môn.

Thời gian thực hiện biện pháp: các đối tượng tham gia có thể thực hiện trong suốt năm học, trong mỗi kỳ học, trong các chuyên đề tích hợp liên mơn.

3.2.5.3 Nội dung và cách thức thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phân chuyên trách đào tạo và phát triển chương trình tổ chức tập huấn giáo viên về rà sốt chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên mơn; hướng dẫn giáo viên tích hợp các chủ để nội dung vào môn học tại trường;

- Hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phận chuyên trách đào tạo lên kế hoạch và triển khai việc tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học nội mơn và chủ đề tích hợp, liên mơn giữa các mơn.

- Việc triển khai DHTH không nên gây ra sự xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề về DHTH; khơng địi hỏi phải tăng cường q nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; CBQL có thể tổ chức và điều hành hoạt động của nhà trường khi thực hiện phương án tích hợp này. Về lâu dài CBQL cần nghiên cứu và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để có thể thực hiện tích hợp bậc cao (xuyên môn).

- CBQL chú trọng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thời gian, kinh phí, khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch, đề xuất điều chỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp.

- CBQL tổ chuyên môn thảo luận, phân công giáo viên phối hợp thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)