Chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 30 - 32)

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.6 Chất lượng giáo dục

1.2.6.1 Chất lượng

Chất lượng, theo từ điển Bách khoa VN định nghĩa: “Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật chỉ rõ nó là cái gì? Tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng được biểu thị ra bên ngồi qua các thuộc tính. Nó là sự liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó các sự vật như một tổng thể, bao qt tồn bộ sự vật và khơng tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn cị là bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi về chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn tại ngồi tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất của số lượng và chất lượng”.

1.2.6.2 Chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của người học và sự phát triển của xã hội.

Theo tác giả Đặng Xuân Hải, “Chất lượng giáo dục là “đầu ra” của quá trình giáo dục. Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục. Chất lượng giáo dục – đào tạo gắn với sự hoàn thiện của tri thức – kỹ năng – thái độ của sản phẩm giáo dục – đào tạo và sự đáp ứng được yêu cầu đa dạng của nền kinh tế - xã hội của nó trước mắt cũng như trong q trình phát triển.” [9, tr6]

Giáo dục phổ thơng được tiến hành bằng nhiều hình thức nhưng hình thức đặc trưng cơ bản nhất của giáo dục phổ thơng là hình thức dạy học. Kết quả trực tiếp của quá trình dạy học là học vấn bao gồm phương pháp nhận thức, hành động và những năng lực chuyên biệt của người học. Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người

học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thơng tồn diện vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học.

Khái niệm chất lượng dạy học liên quan mật thiết với khái niệm hiệu quả dạy học. Nói đến hiệu quả dạy học tức là nói đến mục tiêu đã đạt được ở mức độ nào, sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của xã hội, chi phí tiền của, sức lực và thời gian cần thiết ít nhất nhưng lại mang lại kết quả và ảnh hưởng cao nhất.

Chất lượng dạy học được nhìn từ góc độ là giá trị tăng thêm, cách nhìn này muốn nói lên tác động ảnh hưởng của nhà trường với người học và xã hội. chất lượng dạy học được đánh giá bởi các sự phát triển của các yếu tố cấu thành nên quá trình dạy học, sao cho các yếu tố đó càng tiến sát mục tiêu đã định bao nhiêu thì kết quả của quá trình đấy càng cao bấy nhiêu. Để thực hiện việc đánh giá chất lượng dạy học, các nhà giáo dục dựa trên 3 tiêu chí cơ bản, đó là: kiến thức - kỹ năng - thái độ.

1.2.6.3 Chất lượng dạy học ở trường Trung học Cơ sở

Chất lượng dạy học ở trường THCS được đánh giá chủ yếu về hai mặt học lực và hạnh kiểm của học sinh. Các tiêu chí về học lực là kiến thức, kỹ năng vận dụng và thái độ của học sinh. Về bản chất, hạnh kiểm phản ánh trình độ phát triển của ý thức trong mối quan hệ với bè bạn, nhà trường, gia đình và xã hội. Bốn tiêu chí để đánh giá hạnh kiểm là sự hiểu biết về các chuẩn mực hiện hành, năng lực nhận dạng hành vi, các tác động chi phối hành động, sự thể hiện thái độ tình cảm.

Chất lượng dạy học cấp THCS cịn được xác định thông qua việc nhà trường triển khai các hoạt động nhằm giáo dục và đào tạo học sinh cấp THCS sao cho học sinh có sự phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học, hình thành nhân cách cơng dân trên cơ sở hồn chỉnh học vấn phổ thông nền tảng, khả năng tự học và phát huy tiềm năng sẵn có của cá nhân để tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)