Khái quát chung về quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 49 - 50)

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận

Quận Nam Từ Liêm nằm ở phía Tây của thủ đơ Hà Nội, quận mới được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ. Với diện tích 3.227,36 ha, quận có dân số là 232.894 người (2013) trên địa bàn 10 phường: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đơ, Tây Mỗ, Phương Canh, Trung Văn và Xuân Phương. Theo quy hoạch chung đến 2030, tầm nhìn 2050, quận là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ và thương mại của Thủ đô Hà Nội.

Sau 2 năm thành lập, mức tăng trưởng kinh tế của quận Nam Từ Liêm được đánh giá ở mức độ khá, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng 18%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 46 triệu đồng/người, tăng 7% so với trước khi thành lập quận.

Quận chú trọng xây dựng môi trường sống, làm việc an tồn, trong sạch, mơi trường đầu tư hấp dẫn; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đây cũng chính là những yếu tố căn bản để xây dựng quận Nam Từ Liêm trở thành "đơ thị đáng sống". Với vị trí thuận lợi, mang tính chiến lược, quận Nam Từ Liêm có nhiều điều kiện phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành dịch vụ chất lượng cao như giáo dục, viễn thơng và ngân hàng.

2.1.2 Tình hình giáo dục của Quận

Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có 70 trường học cơng lập và ngồi cơng lập (34 trường mầm non, 20 trường tiểu học, 16 trường THCS và 10

trường THPT). Về quy mô giáo dục, quận Nam Từ Liêm trong năm 2016 tiếp tục ổn định về quy mơ, thay vào đó, đầu tư hiện đại hố các loại hình giáo dục. Quận chú trọng từng bước xây dựng các trường mầm non, tiểu học và THCS theo mơ hình cung ứng dịch vụ trình độ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.

UBND Quận và Phòng Giáo dục quận nỗ lực quy hoạch mạng lưới các trường học theo hướng hiện đại hố đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tập trung xây dựng và giải phóng mặt bằng để mỗi trường đều có địa điểm riêng. Quận tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo hướng hiện đại hoá, cải tạo các trường theo chuẩn Quốc gia, ưu tiên đầu tư các phòng học chức năng, phòng học ngoại ngữ và tin học.

Quận Nam Từ Liêm phấn đấu đến năm 2020, 100% trường công lập và 30% trường ngồi cơng lập đạt chuẩn quốc gia. Riêng khối trường THCS, năm 2015 đến 2020 đạt 100% chuẩn quốc gia (vượt 25% chỉ tiêu). Nếu năm 2015 chỉ duy trì 3 trường hoạt động theo mơ hình chất lượng cao thì đến năm 2020, quận nỗ lực đưa con số lên 12 trường (trong đó có 5 trường THCS).

Quận Nam Từ Liêm xác định đẩy mạnh các hoạt động giáo dục toàn diện. Riêng đối với cấp THCS, quận duy trì và giữ vững số lượng thiếu niên đi học đúng tuổi (11-14 tuổi) đạt 100%. Số liệu năm 2015 cho thấy 80% học sinh đi học 2 buổi/ngày thì đến năm 2020 quận phấn đấu đạt 100% học sinh, đồng thời, giảm sĩ số xuống dưới 35 học sinh/lớp.

Công tác đào tạo bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên được chú trọng. Đồng thời, các công tác xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời được tiếp tục củng cố trong chương trình hành động của Quận Nam Từ Liêm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)