Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 45 - 49)

1.5 Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động dạy học tích hợp ở bậc

1.5.2 Những yếu tố chủ quan

1.5.2.1 Đặc điểm của học sinh cấp Trung học cơ sở

Đặc điểm tâm lý học sinh THCS

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành và sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.

Tri thức sách vở làm cho học sinh hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít. Có những em chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với thời đại, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, để trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn. Ở một số em khác khơng biểu hiện tính người lớn ra bên ngồi, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập.

Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS

Việc học tập ở trường THCS là một bước ngoặc quan trọng trong đời sống của học sinh. Ở các lớp dưới, các em học tập các hệ thống các sự kiện và hiện tượng, hiểu những mối quan hệ cụ thể và đơn giản giữa các sự kiện và hiện tượng đó. Ở trường THCS, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách đáng kể. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những có cơ sở khoa học và học tập có phân mơn.

Thái độ tự giác đối với học tập ở tuổi thiếu niên cũng tăng lên rõ rệt. Ở đa số thiếu niên, nội dung khái niệm “học tập” đã được mở rộng ; ở nhiều em đã có yếu tố tự học, có hứng thú bền vững đối với môn học, say mê học tập. Tuy nhiên, tính tị mị, có thể khiến hứng thú của thiếu niên bị phân tán.

Đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh THCS

Ở lứa tuổi này hoạt động tri giác đã có sự thay đổi, học sinh đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao.

Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh. Học sinh hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.

1.5.2.2 Vai trò của Giáo viên

Trước yêu cầu về việc triển khai các hoạt động dạy học tích hợp ở cấp THCS, người giáo viên được địi hỏi có sự thay đổi trong tư duy và phương pháp làm việc. Giáo viên cần hiểu về các đặc điểm của học sinh cấp THCS, các đặc điểm tâm lý, đặc điểm hoạt động học tập và đặc điểm phát triển tư duy của học sinh để thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh, phát triển các năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Giáo viên cần thực hiện ít nhất ba cơng việc sau đây: lập kế hoạch hợp tác giữa các giáo viên, xem xét và lựa chọn nội dung tích hợp với nội dung dạy bắt buộc của một môn học, thiết lập công cụ đánh giá.

Thứ nhất, trong các tổ nhóm chun mơn và giữa các tổ nhóm chun mơn sẽ hình thành các nhóm giáo viên cùng làm việc, phác hoạ trao đổi các ý

tưởng có thể tích hợp liên mơn. Từ đó, các nhóm giáo viên lập nên các kế hoạch hợp tác giữa các giáo viên trong hoạt động dạy học tích hợp.

Thứ hai, nhóm giáo viên thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, xác định nội dung dạy học liên môn theo module và theo chủ đề, hoặc tích hợp bậc cao trong một môn học mới. Những hình thức này cần được thực hiện xen kẽ trong chương trình nhà trường nhằm tạo nên sự mềm dẻo trong hoạt động dạy học. Quá trình đào tạo là một bộ xương cá, ở đó các module dạy học liên môn là các xương liên kết với các trục đào tạo bắt buộc và giáo viên của các môn học sẽ trở lại trục cơ bản để làm sâu sắc hơn kiến thức của mơn học mỗi khi có điều kiện.

Thứ ba, nhóm giáo viên cần thiết lập công cụ đánh giá, tạo ra sự cân bằng giữa một bên là tổ chức kiến thức và áp dụng các nguyên tắc tích hợp với một bên là tổ chức công việc và nguyên tắc hợp tác.

1.5.2.3 Vai trị của Cán bộ quản lý

Q trình quản lý hoạt động dạy học tích hợp ở cấp THCS, các CBQL đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển hoạt động. CBQL cần quan tâm tới đặc điểm của học sinh cấp THCS để phát huy các thế mạnh của học sinh. Đồng thời, việc triển khai dạy học tích hợp cịn nhiều khó khăn, CBQL cần quan tâm giúp đỡ kịp thời tới người giáo viên trong các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục có tính chất tích hợp về nội dung hay về phương pháp.

Tiểu kết Chƣơng 1

Hoạt động dạy học là hoạt động đặc thù của nhà trường THCS, và được quy định bởi đặc thù lao động sư phạm của người GV. Công tác quản lý hoạt động dạy học giữ vị trí trọng tâm, trong đó cơng tác quản lý hoạt động dạy học tích hợp giữ vai trò quan trọng trong định hướng phát triển chất lượng giáo dục của trường học. Do vậy, việc nắm giữ các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý dạy học tích hợp là rất cần thiết.

Chương 1 đã trình bày được một số vấn đề cơ bản về lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, lý luận về dạy học tích hợp, quản lý hoạt động DHTH, các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý dạy học tích hợp.Thơng qua việc tìm hiểu các cơ sở lý luận của hoạt động dạy học và công tác quản lý hoạt động dạy học, hoạt động dạy học tích hợp và cơng tác quản lý hoạt động dạy học tích hợp liên mơn để có tiền đề nghiên cứu về việc quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS.

Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, tác giả sẽ có khung định hướng để đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS Olympia.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ OLYMPIA,

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)