Mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 32)

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.7 Mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng

Cơng tác quản lý trường học có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo ở cấp nhà trường. Hiệu quả và chất lượng đào tạo phù thuộc trực tiếp ở chất lượng công tác của mỗi giáo viên, công tác phối hợp của tập thể sư phạm. Tất cả những hoạt động này đều phụ thuộc vào định hướng, nội dung, phương pháp lãnh đạo và phong cách hoạt động sáng tạo của nhà lãnh đạo trường học.

Chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ cao nếu công tác quản lý phù hợp và có định hướng rõ ràng. Nhà quản lý giáo dục đảm bảo chất lượng của nhà trường thông qua hoạt động quản lý bằng cách vận dụng các hoạt động chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

Nhà quản lý giáo dục phân bố nhân lực và các nguồn lực khác trong nhà trường, chỉ dẫn sự vận hành của toàn bộ tổ chức giáo dục để tổ chức mọi hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích chung, đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trong quá trình quản lý trường học, nhà quản lý cần thường xuyên cập nhật các phương pháp giáo dục tiên tiến nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tổ chức nhà trường.

Định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh và các hình thức giáo dục phát triển năng lực học sinh là trọng tâm trong các nhà trường phổ thông nhằm nâng câo chất lượng giáo dục, đảm bảo “sản phẩm đầu ra” của hoạt động giáo dục có những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)