Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp tại trƣờng Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 50)

cơ sở Olympia, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

2.2.1 Đặc điểm, tình hình giáo dục của trường Trung học cơ sở Olympia Olympia

Trường Tiểu học và THCS Olympia là trường tư thục, được thành lập theo quyết định số 18253/QĐ-UBND ngày 27/12/2010 do UBND Huyện Từ Liêm cấp, đến nay, trường trực thuộc sự quản lý của UBND quận Nam Từ Liêm. Nằm trong khu Đô thị mới Trung Văn, đường Tố Hữu

Trường THCS Olympia trực thuộc Phổ thông Liên cấp Olympia với 3 cấp học, cung cấp chương trình giáo dục cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Sứ mệnh của nhà trường là “Olympia mang đến cho học sinh những trải nghiệm

hội nhập với việc học tiếng Anh và các vấn đề tồn cầu trong khi vẫn gìn giữ các giá trị Việt Nam bằng việc phát triển các kỹ năng cơ bản, thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề đồng thời chú trọng các nguyên tắc đạo đức, nhờ đó học sinh sẽ sẵn sàng thích nghi, ứng biến và vượt mọi thử thách --- Olympia chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng trong cuộc sống.”

2.2.1.1 Quy mô trường lớp

Trường THCS nằm trong khuôn viên trường Phổ thông Liên cấp Olympia, được thiết kế bởi công ty Perkins Eastman (USA) trên diện tích 10,000m2 theo phong cách hiện đại và tiêu chuẩn chất lượng Hoa Kỳ.

Trường liên cấp có 38 phịng học, mỗi phịng có diện tích 52m2 theo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng, an tồn cho giáo viên và học sinh về vệ sinh trường học. Mỗi phòng học được trang bị: bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên; đèn chống cận bảng chống lóa; hệ thống bảng trượt thơng minh, màn chiếu, máy chiếu, hệ thống điều hòa trung tâm, hệ thống tủ để đồ của học sinh và tủ đựng hồ sơ, thiết bị tài liệu cho lớp học. Toàn bộ khu vực học tập đều được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, đảm bảo an tồn.

Trường cịn có hệ thống các phịng chức năng và trang thiết bị hiện đại như phịng thiết bị giáo dục; 4 phịng bộ mơn âm nhạc (Piano, Thanh nhạc, Trống, Ghi-ta), 4 phịng Mỹ thuật; phịng bộ mơn Vật lý; phịng bộ mơn Hóa – Sinh; phịng bộ mơn tiếng nước ngồi; phịng nghe nhìn; 2 phịng Tin học, được trang bị 50 bộ máy tính, phịng Biểu diễn – Múa, 2 phòng giáo dục rèn luyện thể chất và 01 nhà thi đấu đa năng với sân bóng rổ được thiết kế theo chuẩn NBA có diện tích 500m2; 01 bể bơi bốn mùa nước mặn.

Thư viện đa phương tiện: có diện tích 600 m2. Có đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết theo quy định về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phục vụ tốt hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Trường cịn có các phịng truyền thống và hoạt động Đoàn.

Sân thể thao ngoài trời có diện tích khoảng 1000 m2, và có sân bóng đá nhân tạo mini, sân bóng đá cỏ tự nhiên, được trang bị một số dụng cụ thể thao như vợt cầu lơng, bóng bàn, bóng rổ phù hợp với lứa tuổi học sinh, giúp học sinh làm quen với các môn thể thao; các sân chơi bằng phẳng, có đồ chơi, ghế ngồi, ơ che và cây vườn treo và cây lấy bóng mát.

2.2.1.2 Chất lượng giáo dục

Trường THCS Olympia đặt học sinh làm trọng tâm xây dựng chương trình dạy và học, cơ sở vật chất trong Nhà trường và đào tạo kĩ năng toàn diện cho đội ngũ giáo viên của Trường. Học sinh Olympia năng động, thích tìm tịi, khám phá, trải nghiệm và mang trong mình những giá trị sống cốt lõi mà Nhà trường rất đề cao khi tuyển sinh các em.

Phần lớn các học sinh đều có mục tiêu tiếp tục học tập lên bậc THPT tại trường, hoặc đi du học ở cấp Trung học và đại học Quốc tế. Các em làm quen với tiếng Anh từ nhỏ trong các môn bắt buộc hoặc tham gia hoạt động của Trường, được đi du lịch nước ngoài hoặc tham gia các trại hè Quốc tế phù hợp với lứa tuổi do Nhà trường tổ chức.

Trong mọi mục tiêu, hoạt động, công tác, Trường THCS Olympia ln nắm rõ đối tượng học sinh của mình, đặt giá trị sống cốt lõi làm nền tảng cho mọi yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh để từ đó đề ra mục tiêu thiết thực cho chương trình giáo dục của Trường.

2.2.1.3 Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý

Bảng 2.1: Số lƣợng HS, GV dạy các môn ở cấp Trung học cơ sở

Đội ngũ Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng

Học sinh 72 75 65 68 280

GV Việt Nam 19 21 24 33 42

GV Nƣớc ngoài 2 3 3 4 7

Bảng 2.2: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cấp Trung học cơ sở Đội ngũ Số Đội ngũ Số lƣợng Trình độ Trung cấp, cao đẳng Trình độ Đại học Trình độ thạc sĩ Trình độ Tiến sĩ GV Việt Nam 42 0 32 9 1 GV Nƣớc ngoài 7 0 6 1 0 Cán bộ Quản lý 9 0 3 6 0

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch năm học 2016-2017)

Tất cả giáo viên đều tuân thủ một quy trình tuyển dụng, đào tạo chuyên môn và năng lực tổng hợp bài bản và chuyên nghiệp. Ngoài hoạt động sinh hoạt chuyên môn của Tổ bộ môn, các giáo viên còn sinh hoạt chuyên môn theo cấp/khối và được cử tham dự các khóa học đào tạo của ngành giáo dục theo đúng quy định, các khóa học nâng cao kĩ năng, tham dự hội thảo của Nhà trường, được đánh giá năng lực tổng hợp định kỳ một cách khách quan, tồn diện, cơng tâm phịng ban chuyên trách, bởi các giáo sư, tiến sỹ trong Hội đồng Cố vấn Nhà trường, được cập nhật phương pháp giảng dạy hiện đại, phong phú.

Đội ngũ lãnh đạo nhà trường nhiều kinh nghiệm và tâm huyết, luôn nắm bắt kịp thời, đầy đủ mọi chủ trương, chính sách giáo dục mới có liên quan đến nhiệm vụ của Nhà trường, thực hiện công tác quản lý các hoạt động giáo dục, dạy học, nhân sự, hành chính, cơ sở vật chất, đối tượng học sinh theo đúng chủ trương của cấp trên. Các phịng ban tuyển sinh, hành chính, kế tốn, thư viện, kĩ thuật, an ninh, dịch vụ liên tục được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo đúng vị trí cơng việc.

2.2.2 Giới thiệu hoạt động khảo sát

Mục đích khảo sát:

Hoạt động khảo sát được tiến hành nhằm:

- Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức và quản lý hoạt động DHTH tại trường THCS Olympia.

- Phân tích, đánh giá thực trạng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động DHTH tại trường THCS Olympia.

Đối tƣợng khảo sát:

Hoạt động khảo sát được thực hiện trên các đối tượng gồm: cán bộ quản lý (phó hiệu trưởng, tổ trưởng), giáo viên trường THCS Olympia với số lượng: 9 cán bộ quản lý, 49 giáo viên, trong đó có 3 CBQL trực tiếp tham gia công tác giảng dạy.

Nội dung khảo sát:

- Thực trạng tổ chức các hoạt động DHTH tại trường THCS Olympia. - Thực trạng công tác quản lý hoạt động DHTH tại trường THCS Olympia.

- Thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động DHTH tại THCS Olympia.

Phƣơng pháp khảo sát:

Tác giả đã tiến hành khảo sát tập trung vào nhóm CBQL, GV có trực tiếp triển khai hoạt động DHTH trong trường. Đây là những CBQL và GV tiêu biểu có thể đại diện cho các cán bộ và giáo viên trong trường.

- Phương pháp phỏng vấn. Số buổi phỏng vấn là 3 buổi, trong đó có 2 buổi dành cho CBQL và 1 buổi dành cho GV. Việc phỏng vấn được tiến hành ngay trên thực địa, khi hoạt động dạy học tích hợp đang được diễn ra, nhằm có được câu trả lời chân thực.

- Phương pháp quan sát: tác giả chủ động quan sát việc triển khai một số hoạt động DHTH trong trường THCS Olympia trong năm học 2015-2016 và kỳ 1 năm học 2016-2017.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Số phiếu phát ra là 55, trong đó có 46 phiếu hỏi dành cho GV và 9 phiếu dành cho cán bộ quản lí (CBQL). Trong nhóm 9 CBQL có 3 CBQL trực tiếp tham gia dạy học nên số phiếu phát cho GV là 46 phiếu chứ khơng phải là 49 phiếu. Những phiếu này có độ tin cậy cao, là những phiếu điều tra do chính các thầy cơ trực tiếp đứng lớp và trực tiếp quản lý hoạt động DHTH ở trường THCS Olympia trả lời.

2.2.3 Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp tại trường Trung học cơ sở Olympia cơ sở Olympia

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo công văn số 791/BGD-ĐT về việc phát triển chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, được sự đồng ý cho phép của các cấp quản lý như Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Nam Từ Liêm, trường THCS Olympia đã chủ động phát triển chương trình nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Nguyên tắc xây dựng chương trình nhà trường THCS Olympia là phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa dạy chữ, dạy người. Nội dung chương trình đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất trong và giữa các khối lớp, tích hợp và phân hóa hợp lý. Nhà trường tiến hành đổi mới phương pháp, hình thức và phương tiện tổ chức giáo dục, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Một trong những phương pháp dạy học được nhà trường chú trọng đó là dạy học tích hợp liên mơn.

Trường chú trọng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi mơn học và các chủ đề tích hợp, liên mơn. Sau khi được phê duyệt kế hoạch chương trình dạy học, giáo viên sẽ thiết kế kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động cụ thể cho mỗi chủ đề tích hợp mà khơng nhất thiết phải theo tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề tích hợp có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngồi giờ trên lớp.

Ngồi các chun đề tích hợp-liên mơn, một số mơn học tích hợp nội dung trên lớp, các dự án tích hợp liên mơn cũng được triển khai qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các khối được yêu cầu triển khai ít nhất 1 dự án liên mơn kết hợp nội dung học tập trên lớp với hoạt động trải nghiệm học tập thực địa, học tập di sản. Học sinh được khuyến khích sử dụng các kiến thức

liên môn để giải quyết một vấn đề thực tế, làm thu hoạch, lấy điểm cho các mơn học có tham gia dự án.

Thực tế khảo sát tại trường THCS Olympia cho thấy các hoạt động dạy học tích hợp được nhiều giáo viên tổ chức dưới cả hai hình thức nội dung chính của DHTH, đó là tích hợp trong một mơn học và (2) Tích hợp nhiều lĩnh vực thành một mơn học (tích hợp liên mơn, tích hợp xun mơn).

Đối với hình thức thứ nhất: tích hợp trong một mơn học (tích hợp nội mơn), GV đã lồng ghép các vấn đề thời sự, các vấn đề thuộc chủ đề Giáo dục

vì Sự phát triển bền vững, đây là chủ đề năm học nhà trường như hợp tác, bình đẳng, mơi trường, kinh tế... vào nội dung các mơn học.

Đối với hình thức thứ hai: tích hợp nhiều lĩnh vực thành một mơn học. Ở mức độ tích hợp cao (tích hợp xun mơn), GV THCS Olympia đã tích hợp các kiến thức liên quan trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học) thành mơn Khoa học Tự nhiên tìm hiểu kiến thức khoa học trái đất và khoa học vũ trụ, kiến thức liên quan lĩnh vực khoa học xã hội (Lịch Sử, Địa Lý, Văn học, GDCD) và Mỹ thuật thành môn Humanity (Nhân văn).

Ở mức độ tích hợp thấp (tích hợp liên môn), GV sắp xếp các nội dung để cùng thiết kế các chủ đề dạy học chung mang tính liên mơn. Một số ví dụ về dự án tích hợp - liên mơn đã được triển khai tại trường THCS Olympia:

- Học sinh khối 9 tham gia dự án liên môn Lịch sử - Địa lý – Ngữ văn: Sài gịn những góc nhìn. Học sinh chia thành 3 nhóm học tập trải nghiệm tại 3 thành phố Hà Nội, Hải Phịng và TP. Hồ Chí Minh tìm hiểu về lịch sử, phân tích vị thế địa lý, chính trị của Việt Nam trong thế kỉ XX tại TP. Hồ Chí Minh, cảm nhận được lí tưởng chiến đấu trong thời kì kháng chiến và bước đầu xây dựng cho bản thân tinh thần tuổi trẻ.

- Học sinh khối 6 và 7 tham gia dự án liên mơn Quản lý Tài chính cá nhân và Gia chính học với các hoạt động: Kiếm tiền tại gia đình, đi siêu thị, kiểm tra và đánh giá tỷ lệ chi tiêu cá nhân, trao đổi sản phẩm đã qua sử dụng với “hội chợ đồ cũ”. Thông qua trải nghiệm, học sinh tự mình rút ra bài học về giá trị lao động, quản lý thu nhập cá nhân, có các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Tích hợp phương pháp không phải là một khái niệm mới được gọi tên, giáo viên Olympia ngoài việc DHTH về nội dung thì vẫn đang triển khai DHTH về phương pháp. Trong một giờ học, GV triển khai kết hợp các phương pháp dạy học như Dạy học Hỗn hợp (Blended Learning), tích hợp các phương pháp làm việc nhóm, ứng dụng cơng nghệ, lớp học đảo ngược, làm việc cá nhân đồng thời trong một khoảng thời gian thì đó cũng là việc tích hợp về phương pháp tổ chức lớp học.

Việc triển khai DHTH tại THCS Olympia được chú trọng, trở thành hoạt động được trao đổi sôi nổi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn được tổ chức trong và giữa các tổ bộ môn. Các giáo viên được sắp xếp lịch làm việc cho các dự án tích hợp liên mơn hàng tuần vào thứ Năm từ 16h-18h tại các phòng khác nhau theo đơn vị khối để cùng trao đổi ý tưởng.

Khi khảo sát nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động DHTH bằng phiếu hỏi, tác giả đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động DHTH

STT Nội dung Tỉ lệ (%)

CBQL GV

1 Rất quan trọng và là ưu tiên hàng đầu 22 2

2 Quan trọng 78 83

3 Bình thường 0 15

4 Không quan trọng 0 0

5 Hồn tồn khơng cần thiết 0 0

Kết quả khảo sát này cho thấy phần lớn đội ngũ CBQL (78%) và GV (83%) đánh giá hoạt động DHTH là quan trọng. Màu đỏ với mã Quan trọng chiếm tỉ trọng lớn trong biểu đồ 2.1 Khơng những vậy, 22% CBQL cịn cho rằng DHTH là rất quan trọng và là ưu tiên hàng đầu của bộ phận họ đang phụ trách trong khi có 2% GV có cùng quan điểm. Đây cũng là một điều dễ hiểu trong tổ chức tổ bộ môn, khi tổ trưởng bộ mơn có định hướng phát triển trọng tâm DHTH còn giáo viên là những người triển khai định hướng đó. Chỉ có 13% GV cho rằng đây là một hoạt động bình thường trong cơng tác dạy học và thậm chí khơng có % nào cho rằng đây là hoạt động không quan cần thiết. Điều này cho thấy tổng thể đội ngũ đều ý thức được tầm quan trọng của hình thức DHTH và có cùng quan điểm cốt lõi trong việc phát triển hoạt động daỵ học này.

Khảo sát 55 người gồm 9 CBQL và 46 GV về thực trạng triển khai hoạt động DHTH của GV thông qua bảng hỏi cho thấy kết quả sau:

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động DHTH của GV

STT Nội dung thực hiện Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB

1 Xây dựng giáo trình giảng dạy tích hợp 38.6 61.4 0.0 2 Thiết kế kế hoạch bài giảng hoặc hoạt động tích hợp theo chuẩn PTCT 12.3 38.6 49.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)