1.3.1 Khái niệm dạy học tích hợp
1.3.1.1 Khái niệm tích hợp
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hồ nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hoá các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc thính của các thành phần ấy.
1.3.1.2 Khái niệm Dạy học tích hợp
DHTH là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối tượng nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các mơn học đó nhằm hình thành ở học sinh các năng lực cần thiết.
Trong DHTH, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên thực hiện việc chuyển đổi liên tiếp các thông tin từ ngôn ngữ của môn học này sang môn học khác, sử dụng phối hợp những kiến thức, kỹ năng và thao tác của cá lĩnh vực mơn học khác nhau để giải quyết một tình huống phức hợp – thường là gắn với thực tiễn. Nhờ quá trình này, học sinh nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển các năng lực và các phẩm chất cá nhân.
Như vậy, DHTH là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động (mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân.
1.3.2 Các mức độ tích hợp trong dạy học tích hợp
DHTH được bắt đầu với việc xác định một chủ đề cần huy động kiến thức, kỹ năng, phương pháp của nhiều môn học để giải quyết vấn đề. Lựa chọn được một chủ đề mang tính thách tức và kích thích được người học dấn thân vào hoạt động học tập là điều cần thiết.
Có nhiều cách phân loại hoạt động DHTH khác nhau, nhưng về căn bản, có thể phân về 2 loại chính như sau: (1) Tích hợp trong một mơn học; và (2) Tích hợp nhiều lĩnh vực thành một mơn học. [1,tr.37]
Tích hợp trong một mơn học: cố gắng gắn kết, đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan của các phân mơn trong một môn học; hoặc lồng ghép các vấn đề cần thiết nhưng không thành môn học (như các nội dung về mơi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản) vào nội dung của mỗi môn học tùy theo đặc trưng của từng mơn. Người ta cịn gọi Tích hợp trong một mơn học là tích hợp nội mơn.
Tích hợp nhiều lĩnh vực thành một môn học với hai mức độ:
Tích hợp thấp là trong một mơn học tích hợp vẫn giữ các môn riêng, nhưng lựa chọn và sắp xếp các nội dung, chủ đề và đề tài gần nhau của các môn học này để làm sáng tỏ trong; đồng thời thiết kế các chủ đề dạy học mang tính liên mơn. Người ta cịn gọi mức độ tích hợp thấp của nhiều lĩnh vực trong một mơn học này là tích hợp liên mơn.
Tích hợp cao là tích hợp các kiến thức liên quan tới lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lý, Hố học, Sinh học thành mơn Khoa học tự nhiên và các kiến thức về khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lý, Đạo đức, Giáo dục Cơng dân thành mơn Tìm hiểu xã hội hoặc Khoa học Xã hội. Người ta còn gọi mức độ tích hợp cao này là tích hợp xuyên môn.
1.3.3 Nội dung phương pháp dạy học tích hợp
Trong dạy học tích hợp, có thể sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm: ạo động cơ và thiết kế các nhiệm vụ có ý nghĩa với học sinh; lơi cuốn học stinh vào hoat động áp dụng và tiến hành thí nghiệm; Kết nối vốn hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh; đánh giá liên tục việc học và có phản hồi; khuyến khích tư duy và suy nghĩ siêu nhận thức.
Người giáo viên tổ chức hoạt động dạy học tích hợp có thể triển khai nhiều cách khác nhau trong giờ học cho học sinh, các kỹ thuật và phương pháp DHTH cần tuân theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.
DHTH cần được triển khai các chủ đề gắn với thực tiễn. Một số kiểu tổ chức dạy học gắn với thực tiễn có thể được sử dụng trong dạy học các chủ đề tích hợp như: dạy học dựa trên vấn đề (problem-based learning), dạy học dự án (project-based learning), áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột (LAMAP). Một số kỹ thuật dạy học tích cực có thể được triển khai hiệu quả trong hoạt động DHTH như: Kỹ thuật khăn trải bản; Kỹ thuật mảnh ghép; Kỹ thuật KWL; Kỹ thuật 5W1H; Kỹ thuật 3 lần 3; Kỹ thuật Sơ đồ tư duy; và Kỹ thuật thu, nhận thông tin phản hồi.
1.3.3.2 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp
Sơ đồ 1.2: Quy trình tổ chức dạy học tích hợp
(Nguồn: Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thơng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013)
1.3.3.3 Cách đánh giá năng lực trong dạy học tích hợp
Các yêu cầu của đánh giá: DHTH hướng đến hình thành và bồi dưỡng
giá năng lực, nói một cách khác là đánh giá thực hiện. Giáo viên cần đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học trong một bối cảnh có ý nghĩa vào giải quyết tình huống thực tế của cuộc sống.
Các công cụ để đánh giá: Các chỉ số hành vi khác nhau của năng lực sẽ quyết định cách thu thập biểu hiện khác nhau của học sinh. Các công cụ thường được sử dụng trong đánh giá năng lực học sinh trong dạy học tích hợp là: Câu hỏi, bài tập; Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric) dùng để đánh giá thao tác, sản phẩm; Hồ sơ học tập; Phiếu đánh giá đồng đẳng.
1.3.4 Tầm quan trọng của hoạt động dạy học tích hợp ở trường Trung học Cơ sở
1.3.4.1 Các lợi ích của dạy học tích hợp
Có nhiều lý do để DHTH, trong đó có bốn lý do chính sau đây:
Thứ nhất, DHTH phát triển năng lực người học. Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. DHTH là một trong những phương pháp dạy học phát huy 9 năng lực cho học sinh cấp THCS: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính tốn. DHTH hướng đến hình thành và bồi dưỡng năng lực cho người học, vì vậy đánh giá trong DHTH chính là đánh giá năng lực. Người giáo viên cần đánh giá ngồi kiến thức cịn là khả năng sử dụng kiến thức khác nhau trong cuộc sống, đây chính là mục tiêu của DHTH.
Thứ hai, dạy học tích hợp tận dụng vốn kinh nghiệm của người học. Khi thực hiện mơn học tích hợp, các q trình học tập khơng bị cơ lập với cuộc sống hàng ngày mà các kiến thức được gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với cách tình huống cụ thể, có ý nghĩa đối với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình
huống cụ thể liên quan tới cuộc sống hàng ngày và các vấn đề thời sự do các kiến thức được thường xuyên cập nhật trong cuộc sống.
Thứ ba, dạy học tích hợp thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kỹ năng và phương pháp của các mơn học. Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau.
Thứ tư, dạy học tích hợp tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các mơn học. Dạy học tích hợp giúp tránh những kiến thức, kỹ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học, nhưng lại có những nội dung kỹ năng tổng hợp mà không một môn học đơn lẻ nào có thể làm được. Do đó, việc dạy học tích hợp vừa tiết kiệm thời gian, vừa phát triển các năng lực xuyên môn cho học sinh thông qua việc giải quyết các vấn đề phức hợp.
Tóm lại, dạy học tích hợp là một quan điểm giáo dục thiết thực nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo nên những con người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Về cơ bản, dạy học tích hợp sẽ tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau, tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn, và dạy học tích hợp tạo cơ hội hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1.3.4.2 Các thách thức của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có rất nhiều lợi ích đã được chứng minh thông qua việc triển khai của nhiều trường học không chỉ ở Việt Nam và từ lâu nay đã được triển khai ở các nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tuy vậy, dạy học tích hợp cũng mang lại một số thách thức cho giáo viên trong triển khai và cho cấp quản lý trong quản lý hoạt động dạy học này.
Dạy học tích hợp địi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn cho việc xây dựng nội dung và thiết kế các hoạt động học. Người giáo viên không chỉ làm việc cá nhân mà phải hợp tác với các giáo viên khác, phát triển chương trình dựa trên mục tiêu chung và lợi ích chung.
Việc dạy học tích hợp có thể phá vỡ cấu trúc logic của môn học truyền thống, điều mà không phải giáo viên nào cũng đủ “dũng cảm” để thay đổi. Người giáo viên phải có tư duy linh hoạt, khả năng tổng hợp, khả năng giải quyết vấn đề để tìm ra cách làm phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Việc quản lý hoạt động dạy học tích hợp cũng địi hỏi nhà quản lý phải có tư duy mở, linh hoạt và hướng đến mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, từ đó có định hướng cho các giáo viên và các tổ nhóm chun mơn triển khai.