Định hướng xây dựng, phát triển giáo dục trường THCS Olympia,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 80 - 84)

3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Định hướng xây dựng, phát triển giáo dục trường THCS Olympia,

3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Định hướng xây dựng, phát triển giáo dục trường THCS Olympia, Hà Nội Olympia, Hà Nội

Tại trường THCS Olympia, tất cả những hoạt động mà thầy và trò triển khai là đều bắt nguồn từ định hướng và được thúc đẩy bởi tầm nhìn của nhà trường. Trong giai đoạn này, kim chỉ nam cho các hoạt động là định hướng phát triển của nhà trường với tầm nhìn chiến lược đến 2020. Theo đó, kế hoạch hành động thường niên tập trung vào 5 mục tiêu chính sau:

1. Hồn thiện Chương trình giáo dục nhà trường 2. Hồn thiện Cơ sở vật chất

3. Hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn Olympia

4. Ứng dụng đồng bộ CNTT trong quản trị và giảng dạy

5. Mang lại Môi trường làm việc mơ ước, tạo cơ hội cho mọi người

Mục tiêu 1: Hồn thiện Chương trình giáo dục nhà trường là mục

tiêu quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong giai đoạn 2016-2020 đối với mọi hoạt động chuyên môn trong trường. Cụ thể, đội ngũ QBQL và GV cần phải: “Hồn thiện chương trình phát triển nhà trường trên nền tảng GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, chú trọng phương pháp dạy và học thông qua trải nghiệm và ứng dụng phục vụ cộng đồng”

Mục tiêu 2: Hoàn thiện cơ sở vật chất

- Nâng cấp tòa nhà hiện tại, xây dựng Shop 3C - dự án khởi nghiệp cho học sinh

Mục tiêu 3: Hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn Olympia

Nhà trường hướng tới việc Hệ thống hóa quy trình và chuẩn năng lực CBNV. Cụ thể là với việc mọi đơn vị đều cần làm việc chuyên nghiệp, xây dựng và triển khai các bộ tiêu chuẩn (manual) với các tiêu chí, quy trình làm việc. Như vậy, bộ phận chuyên môn (faculty) cũng cần hồn thiện Bộ tiêu chuẩn chun mơn với các cập nhật về hướng dẫn chuyên môn, các phương pháp dạy học cho GV, CBQL và HS.

Mục tiêu 4: Ứng dụng đồng bộ CNTT trong quản trị và giảng dạy

Trong quản lý, hệ thống CNTT phải phải được cải tiến để phục vụ tốt cho công tác thu thập và xử lý dữ liệu thông tin về hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS, đồng thời các dữ liệu quản trị tổ chức cần được hệ thống hố đồng bộ để các bộ phận có dữ liệu chung. Từ khâu Tuyển sinh đến Nhập học và quá trình học tập của học sinh ở trường cho đến khi tốt nghiệp phải được đồng bộ để đảm bảo một lộ trình theo dõi và hỗ trợ học sinh và gia đình được toàn diện.

Trong giảng dạy, các GV ý thức được rằng sống trong kỉ nguyên số với thơng tin tràn ngập, có được bộ kĩ năng về cơng nghệ thơng tin và truyền thông là tối cần thiết cho công dân thế kỉ 21. Học sinh cần được thúc đẩy khả năng xử lý thông tin, tư duy phản biện và sáng tạo đồng thời sử dụng hiệu quả các sản phẩm công nghệ để tối ưu hoá khả năng học tập và thu nhận kiến thức. Học sinh THCS Olympia cần có khả năng sử dụng thành thạo các phầm mềm cơ bản và nâng cao phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, xử lý, thu thập thơng tin và lập trình. Với bộ mơn Truyền thơng, học sinh được tiếp cận với những hiểu biết cơ bản về tiến trình phát triển của các phương tiện giao tiếp - truyền thông, ảnh hưởng của báo chí - truyền thơng tới đời sống văn hoá - xã hội.

Mục tiêu 5: Mang lại môi trường làm việc mơ ước, tạo cơ hội cho mỗi cá nhân phát triển. Ở Olympia, một mơi trường làm việc mơ ước chính

- Bất kể ai trong đội ngũ Giáo viên nhân viên Olympia đều là người thầy bởi mỗi giáo viên hay nhân viên không chỉ dạy kiến thức mà chúng ta dạy học sinh cách “Làm Người”. Thông điệp “Anyone can teach” (ai cũng là nhà giáo) đã thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện và nhân văn của đội ngũ Olympia, bao gồm các CBQL, các GV và NV.

- Ai cũng là người Bố - người Mẹ, người Anh – Chị trong gia đình Olympia, cho nên, mỗi một thành viên trong ngôi nhà Olympia đều có tình u thương và làm tấm gương cho mọi người noi theo.

Chân dung một học sinh Olympia trong tương lai mà nhà trường hướng tới là con người thành đạt, là nhà lãnh đạo thành công. Do vậy, mỗi người GVNV trong đội ngũ Olympia được định hướng chính là một nhà lãnh đạo, và là một người quản lý bởi ảnh hưởng của họ là tới cả một thế hệ học sinh.

Định hướng chiến lược giai đoạn 2016-2020 của trường THCS Olympia là thành quả của cả đội ngũ. Kế hoạch này đã được thảo luận với các bên liên quan, bao gồm CBQL, GV, NV và thông qua trong các buổi họp của BGH nhà trường với PHHS để xây dựng sự đồng thuận lớn giữa các thành viên trong tổ chức và liên quan tới tổ chức.

Để có thể thức hiện được các mục tiêu trên, nhà trường và cụ thể là bộ phận chuyên môn (faculty) của trường THCS Olympia đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Nhiệm vụ thứ nhất: Giáo viên và tổ trưởng chun mơn tập trung hồn thiện chương trình nhà trường trên nền tảng Giáo dục vì sự phát triển bền vững, cụ thể:

- Các phương pháp dạy học hiện đại: GV và CBQL chú trọng ứng dựng các phương pháp dạy học hiện đại, phát huy được năng lực học sinh như: DHTH, dạy học hỗn hợp, dạy học dự án, dạy học trải nghiệm, nhân rộng hình thức “học tập vì cộng đồng”

- Phát triển chương trình: GV và CBQL cùng rà sốt chương trình hiện tại, tiếp tục phát triển nội dung chương trình với hướng tích hợp nội dung,

tích hợp phương pháp, nhằm giúp cho HS phát triển năng lực tư duy Giải quyết vấn đề.

Nhiệm vụ thứ hai: Nhà trường giữ vững yếu tố nền tảng của một mơi trường học tập có chất lượng cao, tự chủ và an toàn, cụ thể:

- Các tổ nhóm chun mơn, phịng ban quản trị: nhà trường thu hút và thúc đẩy sự phát triển về năng lực chuyên môn và năng lực quản trị cho các GVNV và CBQL nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao, từ đó góp phần mang lại chất lượng giáo dục tốt hơn.

- Điều kiện cơ sở vật chất: nhà trường được quản lý một cách có chiến lược, an tồn về tài chính, đầu tư và tiếp tục phát triển nguồn nhân lực và vật lực, tài lực nhằm đầu tư vào cơ sở vật chất chất lượng, bảo đảm điều kiện học tập có giá trị cho học sinh.

- Môi trường dạy và học: cộng đồng nhà trường – phụ huynh – học sinh cùng phối hợp để làm nên một môi trường Olympia – ngôi nhà chung của mọi người, tôn trọng 7 giá trị cốt lõi của Olympia.

Nhiệm vụ thứ ba: Học sinh được tập trung giáo dục phát triển các giá trị, trở thành những con người có nhân cách, có tri thức, có kỹ năng và biết tận dụng cơ hội phát triển. Cụ thể:

- Nhân cách: Học sinh Olympia được giáo dục và trải nghiệm thực tế hàng ngày thông qua các bài học, các hoạt động tập thể … nhằm vun đắp giá trị về Lịng trung thực, Tơn trọng, Danh dự, Đồng cảm, Cống hiến và ln hướng tới sự Hồn thiện.

- Tri thức, kỹ năng: học sinh trau dồi tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề, chú trọng học tập tích cực. Học sinh rèn các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng tranh biện để hoà nhập với thế giới, là những “cơng dân tồn cầu”.

- Học tập tích hợp, tư duy tổng thể: học sinh tự nghiên cứu, tìm tịi và phân tích các thơng tin từ một số lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề phát triển bền vững trong cuộc sống như: sống khoẻ và lành mạnh, giàm sự

thiếu công bằng xã hội, tiêu dùng trách nhiệm và hành động vì biến đổi khí hậu.

Trên cơ sở phân tích định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển chiến lược của trường, sau khi tác giả đã thống kê và phân tích các số liệu về thực trạng DHTH của nhà trường, nhằm cụ thể hoá mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và trong phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực học sinh như DHTH, tác giả đề xuất một số các biện pháp nhằm khắc phục được các hạn chế tồn tại, đồng thời phát huy các điểm mạnh đã đạt được trong thực tế triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)