Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động DHTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 66)

Bảng 2 .3 Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động DHTH

Bảng 2.10 Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động DHTH

STT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB

1 Có tiến hành kiểm tra, đánh giá nghiêm túc kết

quả hoạt động DHTH 44.4 33.3 22.2

2

Kiểm tra định kỳ hàng term tiến độ thực hiện kế hoạch DHTH của các GV, đánh giá sơ bộ, điều chỉnh kế hoạch

22.2 66.7 11.1

3 Kiểm tra định kỳ hàng term hồ sơ chuyên môn

DHTH 55.6 33.3 11.1

4

Kiểm tra giai đoạn cuối kỳ và đánh giá tổng thể kế hoạch, sử dụng dữ liệu làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho chu trình mới

44.4 55.6 0.0

Các bước kiểm tra đánh giá đều đạt kết quả khá và tốt trong khảo sát, nhận xét từ các CBQL. Việc kiểm tra định kỳ hàng term nên được chú trọng để chuyển từ 66,7% mức khá lên mức tốt, đây là hoạt động có tính chất quyết định mức độ thành cơng của kế hoạch vì ở bước này nhà quản lý cần có các điều chỉnh phù hợp để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

2.3.6 Thực trạng công tác bồi dưỡng đào tạo giáo viên DHTH

Việc khảo sát 9 CBQL về công tác bồi dưỡng đào tạo GV DHTH được thực hiện bằng Bảng hỏi.

Bảng 2.11: Khảo sát thực trạng bồi dƣỡng đào tạo hoạt động DHTH

STT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện (%)

Tốt Khá TB

1 Lập quy hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV

nòng cốt triển khai DHTH 22.2 55.6 22.2 2 Tập huấn, bồi dưỡng định kỳ phương pháp DHTH

cho giáo viên 22.2 66.7 11.1

3 Bồi dưỡng GV qua hoạt động sinh hoạt chuyên

môn, sinh hoạt liên môn về DHTH 66.7 22.2 11.1 4 Dự giờ và đánh giá năng lực đội ngũ trong các hoạt

động DHTH 44.4 44.4 11.1

5 Hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh

nghiệm DHTH 0.0 33.3 66.7

6 Quản lý công tác tự bồi dưỡng của GV 11.1 33.3 55.6 7

Tạo điều kiện để GV tiếp cận, giao lưu với các giảng viên, giáo viên ở các trường bạn trong việc DHTH

0.0 33.3 66.7

8 Quan tâm, ghi nhận các giáo viên tham gia triển

Kết quả của bảng 2.10 cho thấy việc dự giờ bồi dưỡng và đánh giá năng lực đội ngũ GV đều được đa số CBQL quan tâm vì đây là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện hàng năm theo kế hoạch kiểm tra năm học của HT. Qua đó, cuối năm học, HT có cơ sở đánh giá, phân loại từng GV theo yêu cầu của trường. GV mang tâm lí ngại việc thanh tra, kiểm tra, dự giờ bồi dưỡng của CBQL vì sợ nếu đánh giá khơng chính xác sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, nhất là trường hợp CBQL khơng chun sâu về việc dạy học tích hợp – liên mơn.

Bảng kết quả thống kê cho ta thấy sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng GV đạt hiệu quả cao là do một phần nội dung sinh hoạt phong phú, tổ trưởng chọn hình thức sinh hoạt, bồi dưỡng hấp dẫn, bổ ích. Hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm DHTH là dạng hoạt động quen thuộc đối với GV ở bậc THCS nên cần được các CBQL quan tâm tổ chức để đạt được kết quả cao hơn.

QL công tác tự bồi dưỡng của GV và tạo điều kiện để GV tiếp cận, giao lưu với các giáo viên ở các trường đối tác (trong nước, ngoài nước) là việc làm tuy không mới mẻ nhưng trong thực tế rất khó thực hiện. CBQL phải mạnh dạn liên kết với các trường khác, nhất là các trường Đại học (nơi có các chuyên gia) và các trường đối tác quốc tế (nơi hoạt động DHTH được đẩy mạnh), mời giảng viên, giáo viên của các đơn vị đối tác đến giao lưu với GV và HS để nâng cao khả năng triển khai hoạt động dạy học này.

Ngoài khảo sát các CBQL về công tác bồi dưỡng đào tạo cho GV, tác giả đồng thời đặt các câu hỏi cho GV về cảm nhận việc họ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. Trả lời câu hỏi "Ông/bà huy động được những đối tượng

nào cùng tham gia hỗ trợ triển khai hoạt động DHTH?”, 50% GV ghi nhận sự phối hợp của GV trong tổ, 25% ghi nhận sự hỗ trợ của tổ trưởng chuyên môn, 15% nhận được sự phối hợp của GV khác tổ trong các dự án liên môn, các GV cũng ghi nhận vai trò tham gia của HS , và GV khơng thấy vai trị trực tiếp của BGH trong hoạt động DHTH của GV.

Biểu đồ 2.6: Vai trò hỗ trợ phối hợp trong hoạt động DHTH

2.3.7 Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học tích hợp

Qua việc khảo sát 9 CBQL và 46 GV tại trường THCS Olympia về mức độ thường xuyên nhà trường đầu tư tạo cơ sở vật chất dạy học, tác giả nhận thấy được các biện pháp tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động DHTH chưa được quan tâm đồng đều tại trường THCS Olympia.

Bảng 2.12: Khảo sát thực trạng đảm bảo điều kiện cho hoạt động DHTH

Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện 5 - rất thường xuyên 4- thường xuyên 3-thỉnh thoảng 2-rất ít khi 1- không bao giờ Đầu tư điều kiện cơ sở vật chất

các lớp học, các phịng bộ mơn 28.1 61.4 10.5 0.0 0.0 Tăng cường nguồn tài liệu tham

khảo trong thư viện, cập nhật tài liệu trên các kênh nội bộ của khối chuyên môn

Biểu đồ 2.7: Khảo sát thực trạng đảm bảo điều kiện cho hoạt động DHTH DHTH

Chương trình và sách giáo khoa hiện hành chưa tạo điều kiện đủ cho giáo viên triển khai DHTH, vì vậy, GV và CBQL phải tìm tịi thêm tài liệu để nghiên cứu và ứng dụng. Cho nên, việc nhà trường tăng cường nguồn tài liệu tham khảo trong thư viện, cập nhật tài liệu trên các kênh nội bộ của khối chun mơn là cần thiết, vì thực trạng con số áp đảo 61.4% GV được hỏi cho biết nhà trường chưa thường xuyên đầu tư tăng cường nguồn tài liệu tham khảo trong thư viện, cập nhật tài liệu trên các kênh nội bộ của khối chuyên môn.

Khi được hỏi về đánh giá của GV về thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho hoạt động tích hợp, 100% GV đều lựa chọn đáp án (a): rất tốt, rất đầy đủ, đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động dạy học này. Đây cũng là điều khá dễ hiểu ở một trường tư thục Việt Nam với tiêu chuẩn Hoa Kỳ như THCS Olympia với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi. Như vậy, điều trường cần cải thiện chính là cung cấp điều kiện cơ sở tài liệu chuyên môn, các nguồn học liệu phong phú và có hệ thống.

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp ở trƣờng Trung học cơ sở Olympia hợp ở trƣờng Trung học cơ sở Olympia

Với mục tiêu và sứ mệnh hoạt động nhằm “Chuẩn bị hành trang cho cuộc sống” (We are preparing for life), trường THCS Olympia luôn luôn

không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên và học sinh, đồng thời có những đóng góp cho cộng đồng địa phương. Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học và quản lý hoạt động DHTH của nhà trường, tác giả xin rút ra những nhận xét về điểm mạnh và hạn chế của công tác dạy học và quản lý DHTH ở trường THCS Olympia như sau:

2.4.1 Điểm mạnh

Nhà trường có định hướng rõ ràng, có kế hoạch tổng thể cho hoạt động DHTH trong toàn trường. Nhà trường khuyến khích các GV đa dạng hóa các hình thức DHTH để tạo thêm hứng thú cho học sinh như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Nhà trường luôn tạo điều kiện và cơ hội cho các giáo viên phát triển chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục nhà trường. Các giáo viên trong trường đều có các cơ hội học hỏi, nâng cao các kỹ năng dạy học, quản lý lớp học, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phương pháp dạy học mới trong DHTH như inquiry based learning (học tập khám phá); blended learning (học tập hỗn hợp với lớp học đảo ngược (flipped classroom); project-based learning (học tập dự án) và experiential learning (học tập trải nghiệm).

Nhà trường tổ chức triển khai DHTH ở mọi khối lớp THCS với tất cả các bộ mơn. Tồn bộ GV xây dựng giáo trình giảng dạy tích hợp dưới 1 trong 3 hình thức (nội mơn, liên môn, xuyên môn), thể hiện sự thống nhất về định hướng phương pháp tổ chức DHTH của cả đội ngũ.

Nhà trường tổ chức các chương trình tập huấn, khuyến khích các giáo viên chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động sáng kiến kinh nghiệm về dạy học tích hợp liên mơn, tham gia các cuộc thi hoặc các chương trình hội thảo về dạy học tích hợp liên mơn. Nhà trường ln chú trọng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, đội ngũ GV và NV, tạo điều kiện cho từng thành viên trong trường phát huy tốt nhất vai trị của mình.

Nhà trường đầu tư tập trung cho việc phát triển nguồn lực (nhân lực, vật lực) với các chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế, các giáo viên có kinh nghiệm và bằng cấp giáo dục từ các nước Hoa Kỳ, Úc, Anh, Canada, Việt Nam, đồng thời trường chủ động bắt tay hợp tác với các trường học quốc tế và trong nước để tạo cơ hội giao lưu chuyên môn cho các GV và các CBQL.

Nhà trường luôn đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả giáo dục, góp phần tạo ra tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn trong cộng đồng, truyền cảm hứng sống và làm việc vì cộng đồng đến những người liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nhà trường. Các hoạt động DHTH cũng được khuyến khích triển khai hướng đến học tập vì cộng đồng (service learning).

2.4.2 Thuận lợi trong triển khai và quản lý dạy học tích hợp

Bên cạnh các khó khăn thử thách, thì việc DHTH tại Olympia gặp tương đối nhiều thuận lợi.

Thuận lợi đối với giáo viên: trong q trình dạy học mơn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các mơn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên mơn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên đã dạy tích hợp liên mơn từ lâu. Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngồi lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ mơn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học

Trong những năm qua GV cũng được trang bị nhiều kiến thức về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án. Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên mơn.

Nhà trường đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để triển khai tốt DHTH liên môn.

Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho GV trong việc dạy các kiến thức liên mơn trong mơn học của mình mà cịn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên mơn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về DHTH, liên mơn ngay trong q trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

Thuận lợi đối với học sinh: học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ mơn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở ”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo. HS học các môn khoa học tự nhiên và thuộc khoa học xã hội, rút ra kiến thức giữa nội dung trong cùng nhóm có quan hệ với nhau và bổ trợ lẫn nhau.

Thuận lợi của CBQL trong việc quản lý hoạt động DHTH ở trường THCS Olympia nằm ở hình thức quản trị giáo dục của nhà trường. 100% CBQL được bồi dưỡng chuyên môn về quản lý định kỳ hàng quý với việc nhà trường mời các chuyên gia giáo dục, quản trị doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực tđào tạo dưới hình thức hội thảo từ 1-2 ngày/chương trình. Do vậy, CBQL khơng gặp nhiều khó khăn trong quản lý dạy học nói chung và DHTH nói riêng.

2.4.3 Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù định hướng chung toàn trường về triển khai DHTH được đánh giá tốt, nhưng định hướng của các tổ bộ môn chưa tốt, công tác định hướng và công tác phổ biến định hướng tới GV của CBQL các Tổ bộ môn cần được cải thiện.

Việc thống nhất kế hoạch bài giảng, thiết kế xây dựng chương trình dạy học theo nội dung và hình thức tích hợp được thực hiện ở nhiều bộ mơn, nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề kết hợp giữa các giáo viên dạy cùng một khối lớp. Việc lập kế hoạch tổng thể cho hoạt động DHTH cấp tổ bộ môn chưa tốt.

CBQL chưa triển khai tốt công tác quản lý hoạt động DHTH. Nhìn chung, CLQL đều triển khai việc lập kế hoạch và tổng kết báo cáo, nhưng còn chưa triển khai đồng bộ các công việc chỉ đạo phối hợp tới mọi tổ bộ môn một cách đầy đủ. Việc chia sẻ, rút kinh nghiệm và tổ chức chỉnh sửa chưa được chú trọng đúng mức.

Trường chưa sắp xếp nhân sự chuyên trách hoạt động DHTH được hiệu quả, công tác phân quyền cho các nhóm giáo viên chuyên gia chịu trách nhiệm thiết kế các hoạt động DHTH khơng được triển khai, chưa có cá nhân và bộ phận chuyên trách cho hoạt động DHTH này.

Việc tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng DHTH, ý nghĩa của hoạt động tích hợp chưa tốt, GV và CBQL chưa thực sự quan tâm hoặc dành nhiều thời gian cho việc phân tích nhu cầu HS, chưa kiểm tra định kỳ tiến trình và kết quả hoạt động DHTH nên cịn thiếu thơng tin để hỗ trợ GV kịp thời.

Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động DHTH chưa nhà trường được quan tâm đủ. Chương trình và sách giáo khoa hiện hành chưa tạo điều kiện đủ cho giáo viên triển khai DHTH, vì vậy, GV và CBQL phải tìm tịi thêm tài liệu để nghiên cứu và ứng dụng. Khó khăn lớn nhất người GV gặp phải trong q trình triển khai DHTH là việc rà sốt nội dung chương trình, xây dựng và lựa chọn nội dung – chủ đề tích hợp, xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động học sinh trong DHTH.

Mặc dù đã chú trọng việc bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho CBQL song công tác tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm quản lý hoạt động DHTH còn nhiều hạn chế, không được thực hiện thường xun vì mỗi CBQL cịn rất nhiều công việc phải thực hiện.

Chất lượng đội ngũ GV - lực lượng đóng vai trị quyết định trong việc thực hiện DHTH, chất lượng đội ngũ CBQL – đội ngũ đóng vai trị thúc đẩy sự phát triển của hoạt động DHTH là những yếu tố quan trọng cần phải được quan tâm cải thiện tại trường THCS Olympia. Nếu năng lực của đội ngũ được nâng cao, thì việc triển khai các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường để đạt các mục tiêu trọng tâm trong định hướng giáo dục 2016-2020 của trường THCS Olympia có thể sẽ đạt được theo kế hoạch.

CBQL cịn có nhiều hạn chế trong việc tổ chức triển khai, xây dựng tiêu chí đánh giá việc triển khai hoạt động DHTH khá phức tạp, thiếu hệ thống quy phạm chuẩn. CBQL trường Olympia cần có sự giúp đỡ về chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường THCS olympia, hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)