trong nhà trƣờng Trung học Cơ sở
Nhà trường THCS tiến hành quản lý hoạt động dạy học tích hợp tại trường theo chức năng của hoạt động dạy học tích hợp, đó chính là việc quản lý các thành tố của hoạt động dạy học tích hợp, bao gồm: mục tiêu kiến thức – kỹ năng – thái độ, phương pháp giảng dạy, phương tiện giảng dạy, môi trường dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, các cải tiến trong triển khai phương pháp dạy học tích hợp ở các giáo viên và trong các tổ bộ môn.
Về cơ bản, quản lý hoạt động dạy học tích hợp trường THCS cũng trải qua các bước cơ bản là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác triển khai hoạt động dạy học tích hợp ở các tổ bộ mơn, các môn học trong cấp THCS.
Nhà quản lý nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn là những lãnh đạo trực tiếp của hoạt động dạy học tích hợp cần nhận thức được việc tổ chức dạy học tích hợp trong nhà trường là một trong những hoạt động quan trong nhằm rèn luyện các kỹ năng xây dựng chủ đề tích hợp, xây dựng các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, và phát triển chương trình nhà trường.
Việc quản lý hoạt động dạy học tích hợp được triển khai với những công việc cụ thể của công tác quản lý theo chức năng như sau:
1.4.1 Xây dựng kế hoạch
Các cán bộ quản lý thống nhất mục tiêu cụ thể, lên kế hoạch chương trình hoạt động, kế hoạch hành động, xác định nội dung dạy học tích hợp trong các mơn học và trong các hoạt động giáo dục. Chú trọng công tác kế hoạch cho hoạt động dạy học tích hợp liên mơn. Việc quản lý hoạt động dạy học tích hợp liên mơn cần hồ chung trong cơng tác quản lý hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục chung của nhà trường.
Các cán bộ quản lý nhà trường và tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch dạy học và phân cơng các nhóm chun mơn, chịu trách nhiệm thiết kế các hoạt động dạy học các chủ đề tích hợp nội mơn, các hoạt động dạy học tích hợp liên mơn, các mơn học tích hợp xun mơn.
1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch
Nhà quản lý phân công thực hiện dạy học tích hợp về tới các giáo viên, xác định các mức độ tích hợp và nội dung tích hợp cho từng nhóm mơn học và từng nhóm đối tượng học sinh, xây dựng các điều kiện hỗ trợ cần thiết để hoạt động dạy học được triển khai một cách hiệu quả như đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, ưu tiên cơ sở vật chất và tạo nên môi trường chuyên môn sư phạm chia sẻ lẫn nhau giữa đội ngũ giáo viên trong trường.
Các cán bộ quản lý nhà trường và tổ trưởng chuyên môn tổ chức phối hợp các hoạt động giữa tổ, nhóm chun mơn trong việc lựa chọn chủ đề tích hợp, nội dung tích hợp như: rà sốt nội dung chương trình các mơn học, xác định các mục tiêu về các năng lực cần hình thành cho học sinh ở mỗi bậc học, từ đó tổ chức xây dựng và lựa chọn các hoạt động dạy học tích hợp cho cả năm học đối với mỗi bậc học.
1.4.3 Chỉ đạo triển khai hoạt động dạy học tích hợp
Cán bộ quản lý tổ chức chỉ đạo việc triển khai dạy học tích hợp từ các cấp độ tích hợp thấp đến tích hợp cao. Chỉ đạo các tổ chuyên môn, các cá nhân giáo viên lập kế hoạch tích hợp một cách cụ thể, đúng quy trình và điều phối điều khiển hệ thống triển khai theo đúng kế hoạch đó.
Quản lý các hoạt động trọng dạy học tích hợp như: tổ chức phối hợp giữa các giáo viên trong các tổ chuyên mơn hoặc nhóm chun mơn trong dạy học tích hợp, đánh giá các hoạt động dạy học tích hợp, chia sẻ rút kinh nghiệm và tổ chức chỉnh sửa cả hoạt động dạy học tích hợp.
Cần bổ sung các điều kiện bên trong, điều kiện bên ngoài đến quá trình thực hiện, các biện pháp hướng đi phù hợp để đạt mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục nhà trường nói chung và mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục tích hợp nói riêng.
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá
Cán bộ quản lý thường xuyên theo dõi tiến độ công việc theo kế hoạch, có biện pháp khuyến khích giúp đỡ động viên kịp thời các giáo viên cần hỗ trợ để họ hồn thành tốt cơng việc mới mẻ, thú vị nhưng cũng không đơn giản của dạy học học tích hợp. Ngồi ra, nhà quản lý cịn tổ chức đánh giá kết quả và hiệu quả của dạy học tích hợp thơng qua các hình thức khác nhau, rút kinh nghiệm việc triển khai và tiếp tục việc lên kế hoạch triển khai hoạt động. Cần tăng cường ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân, sự cộng tác và giúp đỡ học hỏi lẫn nhau trong quá trình dạy học giữa các cán bộ quản lý hoạt động dạy học của nhà trường và giữa các giáo viên triển khai hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục để chủ trương định hướng dạy học tích hợp liên mơn đi vào chiều sâu và có tính hiệu quả triển khai.
Các tổ trưởng bộ môn, hiệu phó phụ trách chun mơn, hiệu trưởng triển khai các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS nhằm đảm bảo hoạt động này được thực hiện tốt, hiệu quả, mang lại kiến thức tổng hợp và phát triển các năng lực của người học thế kỷ 21 cho các học sinh.