Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên,

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 81 - 83)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý dạy học mơn Vật lí ở các trường THCS huyện

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên,

học sinh về sự cần thiết của quản lí hoạt động dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức và năng lực quản lý của cán bộ quản lý là nhân tố quyết định sự phát triển của nhà trường. Đứng đầu bộ máy quản lý nhà trường là Hiệu trưởng, cùng tham gia quản lý có các bộ phận tham mưu cho Hiệu trưởng như: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn, các trưởng ban đoàn thể và tổ chức quần chúng như: Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư Đồn trường, Trưởng Ban nữ công, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh,... Khi Hiệu trưởng có nhận thức đúng và có năng lực quản lý thì việc nắm bắt và triển khai các quan điểm đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực sẽ có hiệu quả.

Giúp CBQL cấp THCS nắm được chủ trương của Đảng, Nhà nước về các văn bản có liên quan đến việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá tự nhiên và xã hội nói chung và dạy học theo hướng phát triển năng lực. Từ đó, có thái độ đúng đắn, có niềm tin vào quan điểm dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí nói riêng.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung

Chú trọng tuyệt đối vào cơng tác chính trị tư tưởng: Nhất quán trong công tác tổ chức và triển khai các chủ trương đường lối của Đảng và các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên giữa cấp ủy và chính quyền để phát huy tối đa hiệu lực quản lý trong công tác chuyên môn cũng như sức chiến đấu của cấp ủy Đảng. Tận dụng tối đa nhân sự làm công tác chuyên môn và đội ngũ Đảng viên để ổn định về tư tưởng và hướng phấn đấu. Trong các trường THCS huyện Bình Giang có 10 tổ trưởng chun mơn của mơn Vật lí là Đảng viên, 12 tổ phó thì có 7 người là Đảng viên. Từ đó thống nhất hành động trong đội ngũ cán bộ quản lý từ Hiệu trưởng đến

trưởng các bộ phận, tổ chức trong nhà trường tạo nên sự cộng hưởng cho việc hồn thành tốt cơng tác chuyên môn đồng thời tạo sự ảnh hưởng lớn đến tập thể nhà trường. Triển khai công tác trong chi bộ và trong liên tịch cũng như trước tồn thể hội đồng sư phạm ở hai góc độ khác nhau nhưng nếu Hiệu trưởng khai thác tốt kỹ năng lãnh đạo và quản lý thì khơng bị lặp đi lặp lại trong triển khai của cùng một nội dung và việc thực hiện tránh dẫm chân lên nhau, trái lại hiệu lực quản lý tăng lên gấp bội.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác chính trị tư tưởng trong Đảng song hành với đánh giá trình độ nhận thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ các bộ phận trong nhà trường.

* Cách thực hiện

Bước 1: Hiệu trưởng quán triệt nội dung các nghị quyết, văn bản pháp quy

có liên quan đến quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực, trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 29/2013-NQ/TW’; Thực hiện việc đánh giá học sinh lớp 6 theo Thông tư số 22/2021/TT-BDGDĐT ngày 22/07/2021; đánh giá học sinh lớp 7, 8, 9 theo Thông tư số 58/2011/TT-BDGDĐT ngày 12/12/2011 và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một

số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BDGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ

GDĐT; Kế hoạch bài dạy (giáo án) theo hướng dẫn tại công văn 1020/SGDĐT- GDTrH ngày 27/8/2021 của Sở GD&ĐT; Kế hoạch số 2410/KH-UBND ngày 19/7/2019 V/v thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 08/10/2019 về thực hiện Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn huyện Bình Giang … đến Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn, các trưởng ban đồn thể và tổ chức quần chúng như: Chủ tịch Cơng đồn, Trưởng Ban nữ cơng, Bí thư Đồn trường, Trưởng Ban đại diện hội cha mẹ học sinh,…

tác có nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo dục tư tưởng nhận thức của các thành viên của tổ chức mà mình phụ trách. Trong đó Phó hiệu trưởng chun mơn chịu trách nhiệm triển khai cho đội ngũ các quy chế chuyên môn: Chỉ đạo các tổ chuyên môn đẩy mạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy, tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, xây dựng chương trình dạy học của mơn học và các chủ để tích hợp liên mơn, lập kế hoạch tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Đặc biệt đối với mơn Vật lí phải chú trọng xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá thế giới tự nhiên.

Bước 3: Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng chun mơn tổ chức phê duyệt

các kế hoạch dạy học của từng tổ chuyên môn và các kế hoạch dạy các chủ đề tích hợp. Trong đó chú trọng vào các chủ đề dạy hoc theo hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ mơn Vật lí. Chỉ đạo các cán bộ quản lý đầu mối các công việc phê duyệt kế hoạch về phương tiện dạy học, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành và các kế hoạch giáo dục khác.

Bước 4: Kiểm tra, rà soát các điều kiện thực hiện các kế hoạch của các bộ

phận và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai. Chỉ đạo các bộ xây dựng quy chế phối hợp.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Thực hiện theo các nghị quyết, văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực do Bộ giáo dục - đào tạo và các cấp có thẩm quyền ban hành.

Đội ngũ CBQL và GV bộ mơn Vật lý tận tâm, có năng lực chun mơn cao.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 81 - 83)

w