Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 92 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Từ thực tế trong cơng tác quản lí, tác giả mong muốn đưa ra nhiều biện pháp quản lí hoạt động dạy học mơn Vật lí theo hưởng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Vật lí ở các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên quan điểm của tác giả là tập trung đưa ra các giải pháp trọng tâm và ưu tiên cho những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế trong nhà trường và có tính khả thi khi thực hiện. Các biện pháp đề xuất ở trên có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất để từ đó thúc đẩy cơng tác dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh đạt kết quả cao. Cụ thể là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh về sự cần thiết của quản lí hoạt động dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chương dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 3: Tổ chức, chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Vật lí ở trường THCS đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Trong mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, khơng có biện pháp nào là tối ưu. Vì vậy trong q trình quản lí dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực cần phải thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện của từng trường, từng lớp, của năng lực cán bộ quản lí, của mỗi giáo viên và học sinh. Những biện pháp đó có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít với nhau. Biện pháp này là điều kiện, là sự hỗ trợ cho biện

pháp khác và ngược lại. Tuỳ thộc điều kiện thực tiễn của nhà trường mà các biện pháp trên có vai trị, vị trí, tầm quan trọng khác nhau. Do đó giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo vận dụng các biện pháp đó thì việc quản lí dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w