Khái quát về thực trạng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 53 - 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về thực trạng nghiên cứu

2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát ý kiến của CBQL, TTCM, GV dạy Vật lí các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang, từ đó có thể nhận biết được thực trạng dạy học và quản lý dạy học mơn Vật lí tại các nhà trường THCS trong thời gian gần đây.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

Tập trung khảo sát và đánh giá thực trạng về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học mơn Vật lí ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương các nội dung như sau:

Thực trạng hoạt động dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá thế giới tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang.

Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá thế giới tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Tiến hành nghiên cứu theo mẫu khảo sát các đối tượng gồm có: CBQL, TTCM, đội ngũ GV trực tiếp dạy mơn Vật lí tại 17 trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang với tổng số 74 cá nhân, cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Đối tượng nghiên cứu qua khảo sát

TT Trường THCS

Đối tương nghiên cứu, khảo sát CBQL TTCM GV Vật lí 1 Bình Minh 2 1 1 2 Bình Xun 2 1 2 3 Cổ Bì 2 1 1 4 Hồng Khê 2 1 1 5 Hùng Thắng 2 1 1 6 Nhân Quyền 2 1 1 7 Tân Hồng 2 1 1 8 Tân Việt 2 1 1 9 Long Xuyên 2 1 1

TT Trường THCS

Đối tương nghiên cứu, khảo sát CBQL TTCM GV Vật lí 10 Thái Hoà 2 1 1 11 Thái Dương 2 1 1 12 Thái Học 2 1 2 13 Thúc Kháng 2 1 1 14 Kẻ Sặt 3 1 1 15 Vĩnh Hồng 2 1 2 16 Vĩnh Hưng 3 1 1 17 Vũ Hữu 2 1 2 Tổng 36 17 21

(Nguồn do Phịng GD&ĐT huyện Bình Giang cung cấp tháng 5/2022)

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu bằng cách khảo sát: Thiết kế và sử dụng hai (02) bảng hỏi cho các đối tượng khảo sát là CBQL, TTCM và đội ngũ GV trực tiếp giảng dạy môn Vật lí; tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng khảo sát, quan sát

Khảo sát qua phiếu hỏi, bảng biểu thống kê. Phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm.

Phân tích số liệu, tổng hợp báo cáo.

2.2.5. Cách thức xử lí số liệu

Việc thu thập số liệu điều tra là vấn đề rất quan trọng sau đó phải trình bày, xử lý các số liệu đó như thế nào để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế, từ rút ra được những nhận xét khoa học, khánh quan, đối với những vẫn đề cần nghiên cứu, khảo sát. Có rất nhiều cách thức xử lý số liệu điều tra, tuy nhiên đối với phạm vi nghiên cứu của luận văn và căn cứ vào số liệu điều tra tác giải chọn cách thức xử lý số liệu đơn giản bằng các phương pháp sau:

Phương pháp tính lệ %: Áp dụng để xử lý số liệu với các câu hỏi liên quan đến các câu hỏi mà đối tượng khảo sát chỉ được chọn 1 phương án khi trả lời.

Phương pháp tính điểm trung bình, xếp hạng: Áp dụng để xử lý số liệu với các câu hỏi liên quan đến các câu hỏi soạn thảo theo thứ bậc, thang khoảng cách…

Điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần

thiết Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh

hưởng * Cách xử lý số liệu với các mức độ điểm trung bình đạt được như sau:

Khoảng điểm 3,25 – 4,00 2,50 – 3,24 1,75 – 2,49 1,00 – 1,74

Mức độ

Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần

thiết Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Khơng ảnh

hưởng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 53 - 55)

w