Kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Vật lí ở trường THCS theo

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo hướng phát triển

1.3.6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Vật lí ở trường THCS theo

phát triển năng lực học sinh

Kiểm tra, đánh giá là nội dung khơng thể thiếu được của q trình dạy học nhằm giúp học sinh tiến bộ trong học tập.

Kiểm tra, đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh là quá trình kiểm tra, đánh giá cần cung cấp những thơng tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức - kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức - kĩ năng nào cịn yếu để điều chỉnh q trình dạy và học. Khi nói đến đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh thì đánh giá phải làm sao để học sinh không sợ hãi, không tự ti để thúc đẩy học sinh nỗ lực phấn đấu. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh cần phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của cá nhân đã đặt ra. Trong kiểm tra đánh giá không chỉ GV biết cách thức, các kĩ thuật đánh giá học sinh mà quan trọng không kém là học sinh phải học được cách đánh giá của GV, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có như vậy, học sinh mới tự nhận biết kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào, đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của học sinh, cái mà chúng ta đang rất mong muốn.

Việc đổi mới mới kiểm tra, đánh giá phải được xác định từ đầu năm học, đầu học kì. Việc đánh giá kết quả bài học (hay một chương, một phần chương trình, một học kì …) cần được tính đến ngày từ khi xác định mục tiêu và thiết kế bài học nhằm giúp học sinh và giáo viên nắm được những mục tiêu đề ra để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Nội dung kiểm tra, đánh giá mang tính tồn diện, bao gồm cả kiến thức, kĩ năng và phương pháp, không phải chỉ yêu cầu tái hiện lại kiến thức và kĩ năng. Cần

điều chỉnh thói quen khá phổ biến hiện nay là trong khi chấm bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng việc cho điểm, ít có những lời phê nêu rõ ưu điểm, hạn chế của học sinh khi làm bài, không mấy quan tâm đến việc ra những quyết định sau khi kiểm tra nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những lỗ hổng kiến thức của học sinh, giúp đỡ riêng đối với học sinh yếu – kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Mặt khác, cần có biện pháp hướng dẫn học sinh tự đánh giá, có thói quen đánh giá lẫn nhau. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống (Tự luận), giáo viên cần tìm hiểu, áp dụng và phát triển các phương pháp trắc nghiệm khách quan (câu đúng – sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền khuyết,… ). Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận, đánh giá qua thí nghiệm, thực hành, đánh giá sản phẩm, đánh giá năng lực vận dụng giải quyết vấn đề, dự án học tập của học sinh, đánh giá qua tình huống gắn liền với bối cảnh… nhận rõ những ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp, sử dụng phối hợp, hợp lí với các phương pháp kiểm tra truyền thống.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 37 - 38)

w