Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 79 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp quản lý DH mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương do người nghiên cứu đề xuất đảm bảo cơ sở pháp lý, được pháp luật công nhận. Tất cả các biện pháp đề xuất được căn cứ vào Luật giáo dục, các Thông tư, Quy chế, Điều lệ, Chỉ thị của ngành và căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp về GD&ĐT. Do đó, khi thực hiện sẽ đảm bảo tính mục tiêu bền vững của giải pháp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống yêu cầu giải pháp được đề xuất phải tác động trực tiếp đến nhận thức, hành vi của các cá nhân và các bộ phận trong toàn trường.

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý dạy học, quản lý HĐDH; đặc trưng HĐDH mơn vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên THCS, học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Các biện pháp cũng được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế HĐDH và quản lý HĐDH mơn vật lí theo hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá ở các trường trung học phổ thơng trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Các biện pháp áp dụng đã được xem xét về điều kiện thực hiện, phù hợp với khả năng thực tế của nhà trường, địa phương.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tế của nhà trường, phải đưa nền tảng thành tích đã đạt được để xây dựng các biện pháp quản lí sao cho đảm bảo sự kế thừa liên tiếp phát triển. Ngồi ra các biện pháp quản lí phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong đó có chất lượng dạy học của giáo viên.

Các biện pháp đưa ra phải căn cứ vào văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành đến cơ quan quản lí trực tiếp là Phịng và Sở GD&ĐT. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những nhân tố tích cực của biện pháp. Việc đổi mới thể hiện ở chỗ khắc phục tồn tại yếu kém tìm ra cái hồn thiện, cái mới, cái hợp lí, phù hợp hơn những mặt chưa tốt của các biện pháp cũ.

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí của Hiệu trưởng một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng quản lí.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý DH mơn vật lí theo hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá của Hiệu trưởng ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Hiệu trưởng. Để đảm bảo yêu cầu đó, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học đúng trình tự các bước tiến hành. Các biện pháp được thực hiện có hiệu quả khơng những tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương mà cịn có thể thực hiện được tại các trường có điều kiện tương tự.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lí đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, thực trạng quản lí hoạt động dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực, từ những hạn chế, tồn tại trong q trình quản lí, tránh đề xuất những biện pháp đúng mà xa với thực tiễn quản lí hoạt động dạy học. Việc đề xuất các biện pháp quản lí phải nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của trường, của địa phương và phù hợp với điều kiện của các trường THCS huyện Bình giang, tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w