Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mơn Vật lí ở trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 34 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo hướng phát triển

1.3.4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mơn Vật lí ở trường THCS

theo hướng phát triển năng lực học sinh

Về phương pháp dạy học mơn Vật lí được thiết kế đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); khơng chỉ coi trọng tính logic của khoa học mà cịn chú trọng đến phẩm chất, năng lực và sự trải nghiệm của học sinh.

Dựa vào mục tiêu giáo viên vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học như: Dạy học giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; dạy học thực nghiệm; dạy học theo tình huống, dạy học theo nhóm vv… nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Ngoài ra cần vận dụng các kỹ thuật dạy học như: Kỹ thuật làm việc nhóm, mảnh ghép, phản hồi nhanh, kỹ thuật phòng tranh vv…

Dạy học giải quyết vấn đề: PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề là GV đưa ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thơng qua đó lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác.

Dạy học thực nghiệm: PPDH thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin bằng cách sắp đặt các điều kiện tác động để sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính quy luật tự nhiên của chúng, tù đó học sinh có thể xây dựng hoặc kiểm tra được các tri thức mới.

Dạy học theo dự án: Là phương pháp dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp khơng chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thơng qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, cơng bố được. Dạy học theo dự án là một mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thơng qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện thực hố những kiến thức đã học trong q trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình.

Dạy học theo nhóm: Phương pháp phân cơng dạy và học theo nhóm nhằm hướng mọi học sinh tham gia vào q trình học tập một cách chủ động. Tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh mạnh dạn chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm. Sẵn dàng đưa ra các quan điểm cá nhân để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Từ đó các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau giải quyết nhiệm vụ chung.

Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án học tập, tự học,... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khoa học tự nhiên. Coi trọng sử dụng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết bị dạy học được trang bị; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, tăng cường sử dụng các học liệu điện tử (như video về các thí nghiệm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ phỏng, ...).

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 34 - 35)

w