8. Cấu trúc của luận văn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng
2.5.1. Mặt mạnh
Lãnh đạo của các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang đã tổ chức triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Chỉ đạo các Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn và các tổ trưởng xây dựng kế hoạch chuyên môn cho tồn trường , cho từng mơn học kịp thời. Đồng thời xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành nhà trường thể hiện được các nội dung đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS. Thông qua việc khảo sát thực trạng về dạy học và quản lý dạy học mơn Vật lí cho thấy hầu hết CBQL và GV đã có nhận thức đúng đắn về dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS. Trong điều hành hoạt động nhà trường, lãnh đạo vận dụng linh hoạt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và đã đảm bảo được nguyên tắc kỉ cương, năng động sáng tạo, đã quản lý toàn diện nhà trường, biết đi sâu vào nhiệm
vụ trọng tâm.
2.5.2. Mặt hạn chế
Việc xác định mục tiêu vẫn theo quan điểm định hướng nội dung. Về thực hiện nội dung chương trình dạy học thì chỉ dừng lại ở việc cắt bỏ nội dung giảm tải và điều chuyển một số nội dung kiến thức cho đảm bảo thời lượng lên lớp. Chưa phối hợp các bộ môn dạy trùng một số nội dung kiến thức để xây dựng các chủ đề tích hợp liên mơn. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng chưa được sử dụng thường xuyên nên chưa phát huy hiệu quả. Hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh chưa linh hoạt và đa dạng nhằm vào cả quá trình học tập mà cịn thực hiện theo kiểm tra định kì theo phân phối chương trình. Tồn tại tình trạng thiếu các phịng thực hành môn Vật lí, chất lượng thiết kế các nội dung trình chiếu Powerpoint và các mơ hình, sơ đồ, tranh ảnh, dụng cụ thực hành chưa hiệu quả.
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng
Một bộ phận giáo viên đứng lớp chưa có kinh nghiệm dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV và bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS chưa được chú trọng đúng mức.
Học sinh, phụ huynh học sinh và dư luận xã hội hiện nay chưa quan tâm đến chất lượng thực sự của người học mà chủ yếu quan tâm đến kết quả học tập thông qua điểm số và kết quả thi vào các trường đại học, cao đẳng.
Chưa có biện pháp triệt để quản lý những học sinh lười học, không coi trọng việc học, chưa tự giác trong học tập, không làm bài tập về nhà, không chịu đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo.
Nguồn kinh phí của nhà trường rất hạn chế, gây khó khăn trong việc đầu tư cơ sở vật chất, triển khai một số hoạt động hỗ trợ giáo viên nhằm tích cực tham gia đổi mới hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Kết luận chương 2
Qua tìm hiểu, thăm nắm thông tin và khảo sát 74 cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên giảng dạy mơn Vật lí ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương về quản lý dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực tìm tịi khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí rút ra kết luận:
Thực trạng DH mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực ở các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã được triển khai tích cực, đa số CBQL và GV đều đã có nhận thức đúng và đầy đủ về mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; các nội dung chương trình dạy học giảm tải, đã được các nhà trường cập nhật và giáo viên thực hiện; dạy học tích hợp nội mơn được giáo viên tiến hành ở mức tốt; Hoạt động đánh giá kết quả dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực đã được giáo viên Vật lí quan tâm thực hiện. Tuy nhiên việc thiết kế các nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn, dạy học trải nghiệm và dạy học theo hình thức giáo dục STEM trong dạy học mơn Vật lí; năng lực vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học hiện đại để phát triển năng lực cho học sinh của giáo viên còn hạn chế.
Về quản lý dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh được CBQL các trường THCS triển khai đồng bộ ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dạy học. Nội dung lập kế hoạch dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã được thể hiện ở hầu hết các nội dung, tuy nhiên chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch dạy học các chủ đề dạy học tích hợp, trải nghiệm và dạy học theo hình thức giáo dục STEM. Một số biện pháp thuộc cơng tác tổ chức cịn hạn chế phải quan tâm hơn để nâng cao hiệu quả dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực học sinh như xây dựng cơ chế giám sát thực hiện kế hoạch dạy học mơn Vật lí; Huy động các nguồn lực để thực hiện dạy học Vật lí học trải nghiệm và dạy học Vật lí học theo chủ đề, dạy học theo STEM; Tổ chức cho tổ chuyên môn triển khai sinh hoạt chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học Vật lí học; Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học mơn Vật lí đã được Hiệu trưởng các trường THCS quan tâm triển khai thực hiện tuy nhiên chưa đồng bộ còn một số nội dung cần được tăng cường chỉ đạo để thực hiện dạy học mơn Vật lí theo hướng phát triển năng lực hiệu quả hơn như chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên dạy Vật lí học thực hiện phân tích chương trình và đề xuất kế hoạch dạy học theo chủ đề; Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công viên dạy bài học/chủ đề minh họa theo hướng phát triển năng lực học sinh và một số nội dung khác. Cơng
tác kiểm tra, giám sát cịn hạn chế. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Vật lí cịn nhiều phương pháp tích cực chưa được sử dụng. Nguyên nhân do yếu tố chủ quan và khách quan.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MƠN VẬT LÍ
Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH