Nội dung quản lí hoạt động dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 38 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nội dung quản lí hoạt động dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo

hướng phát triển năng lực học sinh

1.4.1. Xây dựng kế hoạch dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh

Kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy; dự kiến các nguồn lực học tập; thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy - học. Do đó để xây dựng kế hoạch dạy học nói chung và kế hoạch dạy học mơn Vật lí nói riêng theo hướng phát triển năng lực học sinh thì cần thực hiện:

Nghiên cứu tài liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều kiện để xây dựng kế hoạch; nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT; khung kế hoạch năm học; chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình của mơn học; các nội dung giảng dạy có thể tích hợp vào mơn học, bài học, khả năng dạy học phân hóa trong các đối tượng HS khác nhau; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương; Năng lực

chun mơn của GV.

Rà sốt, sắp xếp lại nội dung dạy học nhằm loại bỏ kiến thức, nội dung giáo dục lạc hậu, không phù hợp, đồng thời cập nhật bổ sung kiến thức, nội dung giáo dục mới phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm phát triển tâm sinh lí của HS

Thiết kế nội dung dạy học, nội dung giáo dục tích hợp theo chủ đề mơn học hoặc chủ đề liên môn. Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học, giáo dục tương đồng, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn học, bổ sung một số nội dung dạy học cần thiết nhưng chưa có trong chương trình GDPT hiện hành.

Xác định mục tiêu, các chỉ tiêu phấn đấu cần đạt được của mơn Vật lí trong nhà trường: Mục tiêu cần đạt về phẩm chất năng lực chung và năng lực đặc thù ở học sinh; chỉ tiêu học sinh đạt học lực giỏi, khá, trung bình, yếu; chỉ tiêu học sinh đạt giải trong các kỳ thi Vật lí dành cho học sinh THCS.

Xác định nội dung dạy học mơn Vật lí cho từng khối lớp theo chương trình giáo dục phổ thơng: Kế hoạch dạy lý thuyết; kế hoạch dạy thực nghiệm; kế hoạch dạy trải nghiệm Vật lí học; Kế hoạch dạy Vật lí theo hướng tích hợp, giáo dục STEM.

Xác định nội dung và kế hoạch dạy Vật lí theo chuyên đề, chủ đề, nghiên cứu bài học, nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn cho giáo viên Vật lí để thực hiện chương trình giáo dục Vật lí học THCS: Kế hoạch bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng theo hình thức sinh hoạt chun mơn nghiên cứu bài học mơn Vật lí và dạy thí điểm mơn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thơng.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Vật lí theo từng khối lớp và kế hoạch đánh giá tổng kết.

Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực tham gia để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình dạy học mơn Vật lí theo chương trình giáo dục phổ thơng.

1.4.2. Tổ chức dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo hướng phát triển nănglực học sinh lực học sinh

nhà trường. Trong các tiết học, hoạt động trí tuệ của học sinh giữ một vị trí quan trọng và nó chỉ nảy sinh khi các em đứng trước một nhiệm vụ, một công việc rõ ràng và phù hợp với trình độ tư duy. Vì vậy, để tổ chức dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh, hiệu trưởng cần chú trọng vấn đề sau:

Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học nói chung và dạy học mơn Vật lí nói riêng, phân cơng, phân nhiệm cụ thể trong việc triển khai thực hiện.

Hiệu trưởng tổ chức cho tổ/nhóm chun mơn Vật lí nghiên cứu phân tích chương trình mơn Vật lí, thực hiện phân phối chương trình dạy học theo hướng hình thành phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh, chỉ đạo giáo viên tăng số giờ dạy học trải nghiệm gắn với thực tiễn ở từng khối lớp; phối hợp với giáo viên bộ môn khác xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên mơn; chủ đề dạy học theo hướng giáo dục STEM.

Hiệu trưởng tổ chức cho tổ chun mơn Vật lí dạy học mơn Vật lí căn cứ vào năng lực cần đạt của mơn Vật lí để thiết kế bài học và chủ đề dạy học nhằm đạt được năng lực cốt lõi, năng lực chung và các phẩm chất cần hình thành. Dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thiết kế các nội dung học tập và hoạt động học tập mơn Vật lí cho học sinh nhằm đảm bảo tính cân đối giữa học lý thuyết với học thực hành. Tăng cường sử dụng hiệu quả ứng dụng cộng nghệ thông tin trong quản lý và dạy học nhằm đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học mơn Vật lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học.

Hiệu trưởng tổ chức cho tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học mơn Vật lí nhằm thực hiện đầy đủ u cầu, nội dung chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT, đồng thời phát triển chương trình giáo dục địa phương và chương trình giáo dục Vật lí học của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực nhận thức của học sinh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Hiệu trưởng cần nghiên cứu kĩ nhiệm vụ năm học, mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học Vật lí học ở trường THCS, phương pháp dạy học phù hợp với từng

môn học, từng khối lớp học, điều kiện và năng lực nhận thức của học sinh trên cơ sở đó có những biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với bối cảnh giáo dục nhà trường.

Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hướng dẫn tổ chuyên môn theo dõi, đơn đốc giáo viên Vật lí thực hiện chương trình đủ và đúng tiến độ thời gian, khơng được cắt xén, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình.

Hiệu trưởng xây dựng và ban hành những quy định về dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và tổ chức thực hiện nhằm hình thành nền nếp dạy học hiệu quả.

Hiệu trưởng hướng dẫn tổ chuyên môn bám sát nội dung dạy học theo các mạch nội dung kiến thức của môn Vật lí THCS nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học theo mục tiêu chương trình giáo dục THCS định hướng phát triển năng lực học sinh.

Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học lý thuyết, thực hành, quản lý dạy học theo chủ đề trải nghiệm; dạy học tích hợp liên mơn, nội mơn và dạy học Vật lí học theo hình thức giáo dục STEM của giáo viên theo hình thức bài học được xác nhận qua hồ sơ quản lý dạy học và thăm lớp dự giờ của giáo viên cùng tổ chun mơn Vật lí.

Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nội dung và kế hoạch dạy học mơn Vật lí theo hướng ứng dụng vào thực tế đây là nội dung mới góp phần hữu ích cho việc hình thành năng lực ở học sinh.

Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập mơn Vật lí theo hình thức học tăng cường.

1.4.3. Chỉ đạo dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theo hướng phát triển nănglực học sinh lực học sinh

Chỉ đạo tổ chuyên môn căn cứ vào năng lực, khả năng nhận thức của học sinh để thiết kế nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

trình dạy học mơn Vật lí theo kế hoạch đã xây dựng: Dạy lý thuyết, thực hành; dạy trải nghiệm; dạy chuyên đề tích hợp; dạy theo chủ đề giáo dục STEM; bồi dưỡng học sinh giỏi …

Chỉ đạo tổ chuyên mơn bồi dưỡng và hướng dẫn giáo viên phân tích chương trình mơn Vật lí; chương trình mơn Vật lí; mơn Sinh học; mơn Hố học; mơn Công nghệ; môn Tin học để xác định nội dung kiến thức liên môn xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng giáo dục STEM; xây dựng chuyên đề dạy học Vật lí học trải nghiệm; chuyên đề dạy Vật lí nâng cao vv…

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học mơn Vật lí theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực cần đạt ở học sinh đặc biệt là hình thành năng lực tính Vật lí.

Chỉ đạo tổ chun mơn hướng dẫn giáo viên căn cứ nội dung dạy học, mục tiêu cần đạt để lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động người học như: Dạy học dự án; phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp dạy học thực nghiệm; phương pháp dạy học bằng tình huống …

Chỉ đạo tổ chun mơn hướng dẫn giáo viên lựa chọn các kỹ thuật dạy học để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học sinh: Kỹ thuật làm việc nhóm; kỹ thuật mảnh ghép; kỹ thuật phản hồi nhanh …

Thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng khơng thể thiếu trong q trình dạy học. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí tồn diện về cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho dạy học, có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, có kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT trong cơng tác quản lí nói chung và quản lý dạy học mơn Vật lí nói riêng. Đảm bảo đủ các phương tiện dạy học mơn Vật lí nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hình thành phẩm chất và năng lực cần đạt ở học sinh..

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Vật lí ở trường THCS theohướng phát triển năng lực học sinh hướng phát triển năng lực học sinh

Để quản lý tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, hiệu trưởng cần quan tâm các nội dung sau:

Hiệu trưởng quản lí kế hoạch kiểm tra hàng tháng của giáo viên thông qua quản lý hoạt động ra đề, chấm bài, trả bài và những điều chỉnh dựa vào kết quả đánh

giá kết quả học tập mơn Vật lí của giáo viên nhằm theo dõi đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong q trình học tập mơn Vật lí.

Quản lý việc tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên; đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết và xếp loại học lực môn học của học sinh. Theo dõi, giám sát việc ghi học bạ, nhận xét kết quả học tập mơn Vật lí của giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng và được chia ra làm các cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng. Cần kết hợp hài hịa trong việc ra đề kiểm tra theo hình thức tự luận và trắc nghiệm. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên sử dụng kết quả đánh giá, điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và những khó khăn khơng thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chun mơn, hướng dẫn giáo viên hình thành năng lực tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh thơng qua dạy và học mơn Vật lí. HS có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn; Cha mẹ HS, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện; quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục; Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 38 - 43)

w