Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Vật lí ở

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 89 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý dạy học mơn Vật lí ở các trường THCS huyện

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học mơn Vật lí ở

trường THCS theo hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Đổi mới kiểm tra đánh giá là một chức năng cơ bản của quản lý, kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học nhằm đánh giá đầy đủ và chính xác được các kết quả hoạt động dạy học của giáo viên và kết quả hoạt động học của học sinh. Bên cạnh đó cịn phát hiện được những thiếu sót và tồn tại trong hoạt động dạy học và học để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, mơn Vật lí nói riêng. Kiểm tra đánh giá chính xác sẽ kích thích được mọi người nỗ lực phấn đấu vươn lên và hạn chế những thiếu sót của cá nhân tập thể.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện a. Nội dung

Kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên: Kiểm tra kế hoạch dạy học và bài soạn, chất lượng dạy, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, kiểm tra việc chấm, chữa bài, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Kiểm tra hoạt động của học sinh: Kiểm tra tinh thần thái độ học tập, sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, thái độ và kết quả học tập của học sinh.

chứ không phải nhằm vào con người. Kiểm tra đánh giá, khơi dậy tiềm năng sẵn có của mọi thành viên trong nhà trường để họ hoàn thành tốt phần cơng việc cịn lại. Sau khi kiểm tra, nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh cơng tác tổ chức, phân công hoặc điều chỉnh một số phần của kế hoạch. Mỗi nội dung kiểm tra được tiến hành bằng những hình thức khác nhau. Kiểm tra tồn diện, kiểm tra theo nội dung tự chọn, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất.

b. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra một cách tồn diện, chi tiết, cụ thể rõ ràng. Thơng báo công khai cho giáo viên và học sinh biết rõ nội dung cần kiểm tra đánh giá. Trong kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra. Phổ biến kỹ nội dung cơng tác KT, ĐG của Phịng GD&ĐT đối với trường, với giáo viên và học sinh trong năm học.

Hiệu trưởng tổ chức cho mọi thành viên về xếp loại giờ dạy, xếp loại giáo viên hàng năm, giúp giáo viên thấy được vai trò kiểm tra và coi đó là việc làm thường xun. Thơng qua giáo viên chủ nhiệm học sinh nắm bắt được tiêu chuẩn xếp loại học lực của mình theo quy định của Bộ GD&ĐT. Chuẩn xếp loại tiết học để trên cơ sở đó học sinh tự đánh giá.

Thành lập ban thanh tra: Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân, TTCM, giáo viên cốt cán, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong Ban thanh tra.

*Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên

Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên: Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần được BGH, TTCM kiểm tra vào đầu năm năm, đầu tháng để xem xét kế hoạch cá nhân có phù hợp với kế hoạch chung của trường, của tổ. Từ đó góp ý kiến điều chỉnh kịp thời, kế hoạch từng chương, kế hoạch sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm trong từng bài giảng có phù hợp quy định bộ mơn hay không.

Kiểm tra chất lượng giờ dạy thông qua kiểm tra giáo án, dự giờ thăm lớp, nắm bắt được thông tin trực tiếp về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Đó là căn cứ để bố trí, sử dụng giáo viên một cách hợp lý. Qua việc kiểm tra giờ dạy sẽ thúc đẩy giáo viên chuẩn bị bài tốt hơn, chú ý đến đổi mới phương

pháp dạy cũng như sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học bộ môn trong giờ lên lớp. Dự giờ, đánh giá xếp loại theo 10 tiêu chuẩn mà Sở GD&ĐT đã ban hành.

*Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đây là khâu gắn liền với quá trình dạy học. Đi đơi với đổi mới chương trình sách giáo khoa là việc đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh sẽ góp phần điều chỉnh q trình dạy và học, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát triển năng lực học sinh. Ngồi việc giáo viên đánh giá học sinh như trước đây thì học sinh cịn tự đánh giá. Ngay sau mỗi bài kiểm tra chung, Ban giám hiệu nên công khai đáp án và biểu điểm trong bản tin học tập để học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Để đảm bảo kết quả kiểm tra được cơng bằng chính xác đánh giá đúng chất lượng học sinh, hiệu trưởng phải xây dựng những quy chế cụ thể về nội dung để kiểm tra và cách thực hiện, cụ thể:

Đề kiểm tra 15 phút do giáo viên ra đề và kiểm tra theo kế hoạch cá nhân. Đê kiểm tra trên giữa học kì và cuối kì được tiến hành đồng loạt tồn khối, nội dung do bộ phận chun mơn của trường chọn ra từ ngân hàng đề của trường. Nội dung đề kiểm tra đảm bảo một cách toàn diện các mục tiêu dạy học Vật lí đã quy định trong chương trình.

Kết quả kiểm tra giáo viên và học sinh được lưu lại và so sánh với kết quả lần kiểm tra trước đó để đánh giá sự phấn đấu vươn lên và tiến bộ của giáo viên, học sinh. Phải trân trọng những thành quả mà giáo viên đạt được và kịp thời chấn chỉnh những sai sót nếu có của từng cá nhân nhằm hồn thành nhiệm vụ năm học.

Tóm lại, kết quả kiểm tra hoạt động dạy và học là cơ sở cho BGH nhà trường có những quyết định trong việc động viên khích lệ phong trào học tập mơn Vật lí. Qua đó phát hiện cá nhân điển hình, học sinh có năng lực để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên và chọn học sinh giỏi mơn Vật lí một cách chính xác. Đồng thời giúp cho CBQL rút ra được kinh nghiệm điều chỉnh phương hướng chỉ đạo cho năm học sau.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, có nội dung kiểm tra và tiêu chuẩn kiểm tra theo quy định của Sở GD&ĐT.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Vật lí ở các trường trung học cơ sở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 89 - 92)

w