toàn quốc lần thứ XIII
Lịch sử nhân loại cho thấy, mỗi thành công dù lớn dù nhỏ thường bắt
đầu hình thành và lớn lên từ hồi bão, khát vọng. Đối với mỗi người, khát
vọng chính là động lực để sống, để cống hiến. Đối với một quốc gia, dân tộc,
khát vọng chính là động lực để tồn tại, phát triển. Khát vọng chính là điểm xuất phát, là ngọn nguồn của mọi thành cơng; khơng có khát vọng nhất định sẽ không đạt được bất cứ kết quả nào, mục tiêu nào, dù rất nhỏ.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên đề cập tới khát vọng Việt Nam gắn với tầm nhìn chiến lược, đó là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần
yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”1, “phấn đấu đến
giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”2.
Về cơ sở tiền đề, khát vọng “phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
bắt nguồn từ niềm tin vững chắc vào cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; niềm tin vào bản lĩnh và kinh nghiệm mà Đảng ta đã kiểm nghiệm, đúc kết trong thực tiễn lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam suốt hơn 90 năm qua. Khát vọng phát triển đất nước đưa vào văn kiện là nhân tố mới, nhưng lại được kết tinh từ
sức mạnh nội sinh tiềm tàng của dân tộc ta, do vậy, rất thuyết phục. __________
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.110, 112. t.I, tr.110, 112.
Về ý nghĩa, “khát vọng Việt Nam” có giá trị định hướng, tạo động lực phát triển, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc. Đây không chỉ là vấn đề nhận thức khoa học về động lực trong q
trình phát triển đất nước, mà cịn là phương châm hành động, là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của dân tộc ta, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Có thể nói, việc đưa thành tố “phát huy ý chí, khát vọng” vào chủ đề Đại hội XIII của Đảng nhằm tiếp tục khẳng định giá trị trường tồn của ý chí, khát vọng vươn tới một tương lai tươi sáng của dân tộc ta là hết sức đúng đắn và
cần thiết. Bởi đó là giá trị đã được tinh lọc, hun đúc và khẳng định qua mấy
nghìn năm lịch sử; được nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh; được xây dựng trên nền tảng lý luận khoa học và điều kiện thực tiễn sinh động. Và một khi khát vọng được khơi dậy, có sự cộng hưởng, thì sẽ trở thành
một lực lượng, một sức mạnh vô địch. Đặc biệt, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, niềm tin mãnh liệt vào chủ nghĩa xã hội và khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc chính là động lực to lớn để dân tộc ta từng bước hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; và đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.