Phong cách tuyên truyền đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 89)

Có thể thấy rõ sự kiên định của Người trong công tác tuyên truyền đối ngoại khi lên án chủ nghĩa thực dân và kẻ thù. Trên các diễn đàn, hội nghị, Người sẵn sàng phê bình Đảng Cộng sản Pháp chưa có sự quan tâm đúng mực với tình hình các nước thuộc địa. Ngược lại, khi tiếp cận nhân dân các nước trên thế giới cũng như nhân dân Việt Nam, Người lại thực sự khôn khéo, giản dị, thái độ chân thành dễ cảm hóa và thuyết phục lòng người.

Phong cách viết cũng như đối thoại của Hồ Chí Minh ln ngắn gọn, súc

tích, lý lẽ khách quan, khoa học lồng ghép trong yếu tố văn hóa, nghệ thuật xen lẫn với sự hài hước, dí dỏm rất tinh tế. Chính điều đó đã tạo ra sự gần gũi, dễ đi vào lòng người, dễ cảm hóa đối với từng đối tượng tiếp nhận thông tin.

Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện năng lực và bản lĩnh của Người, là kết quả của quá trình rèn luyện, bơn ba tìm đường cứu nước, lĩnh hội cả hai nền văn hóa phương Đơng và

phương Tây để làm giàu trí tuệ và tìm lời giải cho cách mạng Việt Nam. Người rất coi trọng khả năng thích ứng, điều chỉnh nhạy bén cho phù hợp

với tình hình mới. Quan điểm của Người là: “Tình hình mới đã đặt ra những nhiệm vụ mới, phương châm mới, sách lược mới. Chính sách và khẩu hiệu cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới”2.

__________

1. Thành lập Báo Thanh niên - Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tăng cường hiểu biết

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)