thức thông tin đối ngoại phù hợp
Thông qua các phương thức như các bài viết chính luận trên báo chí, sách, các bài phát biểu, diễn văn, trả lời phỏng vấn báo chí, đài phát thanh, thơng các các diễn đàn quốc tế lớn..., Nguyễn Ái Quốc đã truyền đạt những thơng tin về tình hình nhân dân Việt Nam bị áp bức bởi thực dân Pháp, kêu gọi sự ủng hộ quốc tế trong quá trình đấu tranh cho độc lập của dân tộc1. Đến khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, thông điệp lại hướng đến sự thống nhất
của đất nước Việt Nam không bị chia cắt hai miền, về tinh thần đoàn kết quốc tế, sẵn sàng làm bạn với những quốc gia tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam hay đính chính những luận điệu sai lệch về nhân dân hay Chính phủ
Việt Nam với cơng chúng của truyền thơng quốc tế...
Đồng thời, trong suốt q trình thực hiện hoạt động truyền thơng đối
ngoại, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh với công chúng quốc tế những nét khái __________
1. Joel Kindrick: “How Ho Chi Minh developed his thoughts and theories on war”, https://www.historynet.com/13747719.htm. https://www.historynet.com/13747719.htm.
Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 753 quát về dân tộc Việt Nam để họ hiểu và tăng thêm thiện cảm. Hồ Chí Minh
đặc biệt chú trọng tới tính riêng biệt và đặc trưng của từng nhóm đối tượng
cơng chúng, sao cho cách tiếp cận, phương thức truyền tải phù hợp và hiệu quả nhất. Bởi vậy, việc nắm được đối tượng trong hoạt động thông tin đối
ngoại của Hồ Chí Minh là rất cần thiết để hiểu sâu hơn những thông điệp và lý do Người lựa chọn sử dụng những phương thức khác nhau.
Nhóm 1: Chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới
(1) Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước đế quốc: Nguyễn Ái Quốc
tham gia các hoạt động của phong trào dân tộc chủ nghĩa để chính thức gửi thông điệp1 tới các nước đế quốc thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất. Ngoài ra, tiêu biểu có bài phát biểu năm 1920 tại Pháp trước Đảng
Cộng sản Pháp về tình trạng áp bức của nhân dân Việt Nam dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp; Thư gửi Tổng thống Mỹ Truman ngày 2/11/1945 đề nghị Mỹ ủng trợ cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam; Trả lời phỏng vấn
báo Newsweek năm 19492; Bài diễn văn gửi tới nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh tháng 12/1946; Thư gửi Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp 19473...
(2) Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa do Đảng
Cộng sản lãnh đạo: Tiêu biểu là Thư gửi Stalin thông báo về sự tồn tại của dân tộc Việt Nam cùng với cuộc chiến giành lại độc lập từ thực dân Pháp
năm 1945; Thư gửi Chính phủ Liên Xơ đề nghị đưa vấn đề Việt Nam ra
trước Hội đồng Liên hợp quốc; chùm bài báo “Thư từ Trung Quốc” đăng trên báo Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta) từ năm 1938 đến năm 19394 nói về tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân Trung Quốc chống lại phát xít Nhật; năm 1940 Hồ Chí Minh viết loạt 10 bài báo đăng trên tờ “Cứu vong __________