PGS.TS. TRẦN MINH TRƯỞNG*
Tình hình thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI đã và đang có những thay đổi lớn trong quan hệ quốc tế, thể hiện ở sự căng thẳng trong
quan hệ Nga - Mỹ; Nga - EU và quan hệ Trung - Mỹ; sự “điều chỉnh” chiến lược quân sự của các nước lớn như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc... tập trung
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương1; sự nổi lên của “chủ nghĩa bảo hộ”; “chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, đặc biệt là cuộc “chiến tranh
thương mại Trung - Mỹ”, đã ảnh hưởng đến tất cả các nước. Trong một thế
giới tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN bị tác động trực tiếp, nhiều mặt của tình hình quốc tế nói trên, song cũng có nhiều yếu tố thuận lợi mới hé lộ. Vấn đề là, để nhận thức được thời cơ và thách thức, phải có sự nghiên cứu tồn diện và thấu đáo, trên cơ sở đó xây dựng đường lối đối ngoại phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước, đảm bảo sự “cân bằng thích ứng”; nhằm giảm thiểu
những tác động bất lợi đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội; chính trị - an ninh - quốc phịng, v.v.; đồng thời tìm ra những yếu tố thuận lợi để kịp thời nắm
bắt, vận dụng, phát huy, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Việt Nam không thể đứng ngồi vịng xốy của tồn cầu hóa, mà phải tiến tới liên kết khu vực, liên kết quốc tế, đường lối
__________
* Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.