Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 785 Cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung
thành của nhân dân, vừa “đi trước” quần chúng, vừa hịa mình vào quần chúng, vừa “tuyệt đối khơng theo đi quần chúng”... Đó chính là tác phong quần chúng mà Hồ Chí Minh thường xun địi hỏi ở cán bộ, đảng viên.
Người khẳng định: “Kinh nghiệm làm cách mạng là phải gần gũi quần
chúng. Nếu xa quần chúng thì khơng làm được việc gì”1.
Phong cách làm việc gắn bó với quần chúng, liên hệ mật thiết với quần chúng là thử thách đặc biệt thực chất giá trị xã hội, năng lực hoạt động chính trị thực tiễn của người lãnh đạo. Đây khơng chỉ là sự thử thách và kiểm tra về
động cơ chính trị, về ý thức đạo đức, mà cịn bao hàm sự đánh giá về năng lực
vận động quần chúng, về phương pháp làm việc với con người của cán bộ lãnh
đạo. Thực tế đã chứng minh, chỉ có sâu sát cơ sở, người lãnh đạo mới kiểm
nghiệm được sự sát đúng của các chủ trương, chính sách trong cuộc sống, mới phát hiện được sự đúng sai trong việc chấp hành của cơ sở, mới thấy được
những nhân tố mới để ủng hộ và nhân rộng. Cũng chỉ dựa vào quần chúng mới có cơ sở để hoạch định những chủ trương mới, những quyết định sát đúng, thiết thực, kịp thời đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống đặt ra.
Chỉ có xuất phát từ quan điểm quần chúng và tính nhân dân, người cán bộ lãnh đạo mới thực sự nhân lên sức mạnh của mình từ nhân dân và vì nhân dân. Họ phải sống với dân, phải đau nỗi đau của dân, lo nỗi lo của dân, tìm cách tháo gỡ những khó khăn cho người dân và tự mình làm hết khả năng có thể để chia sẻ khó khăn với dân - những ân nhân của mình, vì
khơng có nhân dân thì khơng có chính quyền, khơng có mơi trường cho mình trưởng thành và hoàn thiện nhân cách lãnh đạo.