Định hướng giá trị bao trùm và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh như Người từng khẳng định: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”2. Hệ giá trị cơ bản mà Hồ Chí Minh ln hướng tới và phấn đấu suốt đời chính là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mỗi người.
Theo Người, độc lập cho dân tộc là điều kiện tiên quyết để đưa đến tự do cho nhân dân. Nếu khơng có độc lập cho dân tộc thì nhân dân khơng thể có tự do và con người khơng thể có hạnh phúc. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “nếu nước
độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
__________
* Giảng viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.88. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.627. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.627.
có nghĩa lý gì” . Dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do mới có điều kiện
để xây dựng hạnh phúc. Hạnh phúc của người dân là giá trị cao nhất mà
Hồ Chí Minh nhấn mạnh. Hạnh phúc này chỉ có thể có được trong điều kiện
đất nước độc lập, tự do. Chính vì vậy, trong cuộc chiến đấu chống xâm lược
giành độc lập, tự do cho đất nước, Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý sáng ngời: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”2.
Để đảm bảo tự do, hạnh phúc cho nhân dân, Hồ Chí Minh đã khẳng định độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chỉ có thể đi lên chủ
nghĩa xã hội mới bảo vệ được thành quả của độc lập dân tộc và đưa đến tự
do, hạnh phúc cho nhân dân. Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã
hội là làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có chỗ học hành3. “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già khơng lao động được thì nghỉ, những phong tục tập qn khơng tốt dần được xóa
bỏ”4. Theo Người: “Mục đích của cách mạng là xây dựng một nước Việt Nam
độc lập, thống nhất, tự do, giàu mạnh. Làm cho nhân dân được hưởng hạnh
phúc và xây dựng một xã hội sung sướng, vẻ vang”5. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng chủ nghĩa xã hội không phải từ bên ngoài đưa vào mà là do nhân dân đồng lòng xây dựng nên: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống
vật chất và văn hóa của nhân dân, và do nhân dân tự xây dựng lấy”6.
Như vậy, hệ giá trị cốt lõi mà Hồ Chí Minh hướng tới là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Hệ giá trị cơ bản của Hồ Chí Minh chính là hệ thống quan điểm, tư tưởng toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân; về xây
dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển kinh tế và __________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.64. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.12, tr.627. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.12, tr.627. 3. Xem Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.175. 4, 6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.13, tr.438, 387. 5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.8, tr.265.
Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 775 văn hóa, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh...
Hệ giá trị này đã và đang là “cẩm nang thần kỳ” soi sáng đường lối đổi mới
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng
ta đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”1.