Gợi mở giải quyết vấn đề biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 73 - 76)

hội ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh

Với Hồ Chí Minh, bình đẳng là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, không chỉ của mọi con người, mà còn của mọi cộng đồng người, của

các dân tộc. Vấn đề bình đẳng được Người tiếp cận một cách có hệ thống, từ cấp độ nhân loại, đến cấp độ cá nhân, trên tất cả các bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, và bình đẳng ln được coi là một giá trị phổ quát. Trong triết lý phát triển xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải cải tạo xã hội cũ thành một xã hội mới, một xã hội khơng có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng nghĩa là ai

cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm __________

1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.521. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.10, tr.457. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.10, tr.457. 3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.6, tr.397. 4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.614.

ít hưởng ít, khơng làm khơng hưởng” . Có thể thấy, bình đẳng là một giá trị cơ bản trong hệ giá trị mà sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn theo đuổi.

Thực hành dân chủ được Hồ Chí Minh coi là “là cái chìa khóa vạn năng

có thể giải quyết mọi khó khăn”, trong đó có vấn đề chống bất bình đẳng,

thực hiện bình đẳng xã hội. Trên thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế

thừa, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có tư tưởng của Người về dân chủ, để giải quyết các vấn đề trong bảo vệ và phát triển đất

nước, trong đó có vấn đề biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Đặt

trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi nhấn mạnh thêm một số điểm có tính gợi mở từ di sản Hồ Chí Minh như sau:

Một là, dân chủ theo Hồ Chí Minh tức là mọi tầng lớp nhân dân đều có

quyền và có cơ hội thực tế tham gia vào cơng việc nhà nước, vào quá trình hoạch định đường lối, chính sách, trong đó có đường lối, chính sách giải

quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ chế ban hành chính sách phải dựa trên nền tảng là nắm bắt chính xác tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Muốn vậy, cán bộ phải gần dân, hiểu dân, lắng nghe nhân dân, học hỏi nhân dân. Người chỉ rõ: ““Phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Trước kia, việc gì cũng từ “trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải từ “dưới nhoi lên””2. Phải thật sự tơn trọng tiếng nói của nhân dân, trí tuệ của nhân dân và cách làm của nhân dân. Phải thực hành dân chủ rộng rãi để phát huy cao độ sức sáng tạo và tính tích cực chính trị của nhân dân. Phải làm sao để giải quyết vấn đề bất bình

đẳng trở thành sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đó là

giải pháp dân chủ quan trọng cần được chú ý nghiên cứu, khai thác từ di sản Hồ Chí Minh trong giải quyết vấn đề bất bình đẳng ở Việt Nam hiện nay.

Hai là, từ quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ, trong đó dân tức là

tồn dân, bình đẳng, khơng phân biệt đối xử, dù theo bất cứ cách tiếp cận cơ cấu xã hội nào (theo cách nói của Hồ Chí Minh là “khơng phân biệt giàu nghèo, tơn giáo, dịng giống, v.v..”3), cơng cuộc giải quyết các vấn đề bất bình

đẳng xã hội ngay từ đầu phải thấm đẫm tinh thần bình đẳng, tức là tập hợp,

__________

1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.11, tr.241. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.5, tr.338. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.5, tr.338. 3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.7.

Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 741 phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân, của tồn dân tộc. Tất nhiên, khơng phân biệt, khơng có nghĩa là đồng nhất các lực lượng cấu thành xã hội với nhau. Là một nhà mácxít thực tiễn, Hồ Chí Minh hiểu rất rõ sự khác biệt xã hội giữa các lực lượng xã hội khác nhau, dù đó là giai cấp, dân tộc hay tơn giáo... Nhưng điều đặc biệt của Hồ Chí Minh là, sự khác biệt ấy được nhìn

nhận sâu sắc từ đặc điểm của từng lực lượng, để từ đó xác định đúng vị trí, vai trị của các lực lượng đối với sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc, và trên cơ sở đó, có chính sách phù hợp nhằm tập hợp, phát huy tối đa tất cả các lực lượng đó. Như thế, khác biệt xã hội khơng dẫn đến bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội, mà trái lại, dẫn tới bình đẳng xã hội, dẫn tới đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Đây là gợi mở có tính phương pháp luận rất quan trọng cần được đặc biệt chú ý trong giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam hiện nay - thực chất của vấn đề biến đổi cơ cấu xã hội và phân

tầng xã hội như đã nói ở trên.

Ba là, vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề

bất bình đẳng, tức là cần vận dụng nhuần nhuyễn chỉ dẫn của người về “Cái” và “Cách” thực hành dân chủ.

Cái cần đạt tới là: Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá

giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước1. “Giàu” và “biết chữ” đó là mục tiêu phát triển toàn diện cả về vật chất và tinh thần, hay nói theo cách của Hồ Chí Minh là “giàu về vật chất, mạnh về tinh thần”. Điều này triết lý phương Đơng đã nói

đến - “Phú Giáo tương tùy”. Hồ Chí Minh kế thừa và bổ sung thêm: Khơng

chỉ các cá nhân phát triển tồn diện, mà các cá nhân đó cịn đồn kết với nhau, cịn cùng nhau phấn đấu vì quyền lợi chung của dân tộc, để tất cả

cùng phát triển toàn diện. Tất cả mọi người, mọi lực lượng xã hội khơng chỉ có trách nhiệm với mình, mà cịn phải có trách nhiệm với nhau và trách nhiệm với cộng đồng. Nếu đạt tới mục tiêu đó, thì ngay trong mục tiêu đó đã hàm ẩn cơ chế hạn chế, khắc phục bất bình đẳng xã hội.

Hồ Chí Minh cịn nhấn mạnh rõ thêm Cách làm, đó là: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân. Khơng phải Chính phủ xuất tiền ra làm. Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động”2. Cách làm này đậm đặc chất dân chủ __________

1. Xem Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.5, tr.81. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.5, tr.81. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.5, tr.81.

và dân chủ rất triệt để, bởi không chỉ xác định cần huy động mọi nguồn lực

trong dân, từ tài, đến sức, đến của của nhân dân, mà còn chỉ rõ vai trò của

Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý, lãnh đạo xã hội trong một chế độ dân chủ đích thực. Như vậy, mối quan hệ giữa cái và cách hợp thành mối

quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân, trong một sự nghiệp của chính nhân dân, do nhân dân thực hiện và vì nhân dân. Đó là dân chủ thực sự và triệt để, và thực hành dân chủ như thế, chính là nguyên lý để giải

quyết mọi vấn đề, trong đó có vấn đề bất bình đẳng xã hội.

Bốn là, giáo dục mang tính dân chủ là một giải pháp rất căn cốt mà lúc

sinh thời, bản thân Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ giá trị của nó và ln chú trọng sử dụng nó để giải quyết những vấn đề của cách mạng. Ngay khi chế độ mới vừa ra đời, ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần làm ngay, Hồ Chí Minh xác định có vấn đề chống giặc dốt. Người chỉ rõ:

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”1. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, hưởng dụng một nền giáo dục phát huy mọi khả năng sẵn có của con người là quyền của mọi công dân trong một xã hội dân chủ. Nhưng học tập, đồng thời còn là một nghĩa vụ của mỗi công dân, để nâng cao năng lực làm chủ của họ, từ đó có thể hồn thành vai trị người chủ của chế độ xã hội mới.

Hồ Chí Minh ý thức rõ tri thức, học vấn, trí tuệ thực sự là một nguồn lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi nhóm người và của tồn xã hội. Vì thế, phải đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn lực này, phải làm sao để “ai cũng được học hành”. Đây là một quan điểm thể hiện tầm nhìn vượt

thời đại, và dù đã được Hồ Chí Minh nêu ra từ cách đây 75 năm, nhưng vẫn giữ nguyên tính thời sự nóng hổi, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu của nhiều chuyên gia,

nhiều tổ chức quốc tế cho thấy, dịch chuyển xã hội về thu nhập của người Việt Nam những năm gần đây gắn liền với trình độ học vấn. Theo nghiên

cứu của Oxfarm, thực tiễn đã chứng minh và người Việt Nam cũng ngày

càng nhận thức rõ một thực tế là: “học vấn cao về lâu dài sẽ giúp con cái họ tăng thu nhập, tăng cơ hội tìm kiếm cơng việc ổn định. Nhóm có thu nhập

thấp nhất cũng như các nhóm có thu nhập cao hơn đều tin tưởng vào vai trò lâu dài của học vấn đối với dịch chuyển đi lên”2.

__________

1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.7.

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)