Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về dân chủ, có vị trí đặc biệt quan trọng. Nhìn một cách khái qt, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nói đến dân chủ là nói đến địa vị và vai trị của nhân dân trong chính trị. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, tồn thể dân tộc mà nịng cốt là liên minh công nông là “gốc”, là “chủ” của cách mạng, là lực lượng thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc để tiến tới giải phóng giai cấp và giải phóng con người, đó là dân chủ.
Trong chế độ chính trị mới mà Hồ Chí Minh đấu tranh xây dựng, nhìn từ hệ quy chiếu quyền lực, thì dân là chủ thể quyền lực. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ... quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”2. Như vậy, dân chủ được Hồ Chí Minh quan niệm vừa là giá trị, vừa là thể chế vừa là hành vi. Dân chủ thống nhất ở nhân dân, thống nhất giữa nhận thức và hành vi, giữa năng lực và thực hành, giữa quyền và trách nhiệm của nhân dân. Dân chủ tự nó là một giá trị, mục tiêu cần đạt đến, vừa là điều kiện của giá trị mà mục tiêu chính trị cao nhất: hạnh phúc của nhân dân.
Tiếp cận từ góc độ Triết học chính trị để nghiên cứu tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, thì quan trọng nhất chính là nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với tư cách là một giá trị, và giá trị ấy hiện hình trong thể
chế và hành vi, làm nên chất mới của thể chế và hành vi. Với tư cách là một
__________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.148. tr.148.