Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr.88.

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 109 - 110)

Nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã viết

bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân đẻ ra nhiều căn bệnh làm mất uy tín của

Đảng, làm tha hóa nhân cách của cán bộ, đảng viên, làm hại đến lợi ích của

cách mạng, của nhân dân. Người kêu gọi cán bộ, đảng viên phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Trong Di chúc của mình,

Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là

người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”1.

Như vậy, giá trị đạo đức cách mạng mà Hồ Chí Minh yêu cầu đối với

mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng trước hết là kiên định, trung thành với

mục tiêu, lý tưởng của Đảng; thương yêu, gắn bó máu thịt với nhân dân, đời tư phải thực sự trong sáng; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư;

gương mẫu trước quần chúng nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng và các căn bệnh khác. Sự trung thực, đảm

bảo tính thống nhất giữa lời nói và việc làm là cơ sở để tạo nên uy tín của tổ chức Đảng và của cán bộ, đảng viên trước nhân dân. Đây là những giá

trị cơ bản, chi phối toàn bộ suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh, mãi mãi soi đường cho cơng tác xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ,

đảng viên và nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)