Xây dựng và hiện thực hóa “khát vọng Việt Nam” theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 28 - 35)

tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Hiện thực hóa khát vọng “phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là nhiệm vụ của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Trên tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, có thể đề cập tới một số nội dung cụ thể về “khát vọng Việt Nam”, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khát vọng độc lập, tự chủ, tự cường.

Cụm từ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” ghi dưới quốc hiệu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) khơng chỉ là hiện thân khát vọng của toàn dân tộc, mà còn là hệ giá trị quý giá, là sự

Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 695 hiện thực hóa tâm nguyện và ý chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm 1920 trên hành trình tìm đường cứu nước: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tơi hiểu”1. Đó cũng là lẽ sống, là lý tưởng phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch

Hồ Chí Minh cùng Đảng ta và nhân dân ta kiên định thực hiện suốt gần một thế kỷ qua. Trong từng giai đoạn lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp luồng sinh khí, truyền ý chí, quyết tâm khơng gì lay chuyển nổi về độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Người đã thành công trong việc biến quyết tâm, ý chí thống nhất đất nước thành hành động quật khởi của cả một dân tộc;

huy động được toàn bộ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và sức

mạnh văn hóa truyền thống hàng nghìn năm kết hợp với sức mạnh nội tại của thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ; tiếp tục hành trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể

hiện cụ thể và sâu sắc thông qua mối quan hệ biện chứng, gắn kết giữa độc lập, tự chủ với đoàn kết quốc tế; giữa tự lực, tự cường với hợp tác quốc tế.

Mối quan hệ biện chứng ấy chính là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa sức mạnh nội lực và sức mạnh bên ngồi, trong đó, nội lực là nhân tố quyết

định. Theo quan điểm của Người: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ

ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng xứng đáng được độc lập”2.

Trong giai đoạn hiện nay, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa độc

lập, tự chủ, tự lực, tự cường với tích cực và chủ động hội nhập sâu rộng quốc tế, cần phải coi nội lực, ý thức tự cường là yếu tố quyết định và làm cơ sở cho việc phát huy ngoại lực để phát triển đất nước trong mọi tình hình.

Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến mới, phức tạp. Xu hướng đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ quốc tế;

__________

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.1, tr.86. Đảng: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.1, tr.86.

ưu tiên sự tương đồng lợi ích; tính đối tác, đối tượng trong quan hệ quốc tế đan xen, chuyển hóa linh hoạt, trên từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh thời cơ,

thuận lợi, đất nước cũng đứng trước những khó khăn, tiềm ẩn các nguy cơ, thách thức về quốc phịng - an ninh. Bối cảnh đó đặt ra những vấn đề mới

cho việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế. Điều đó là sự bảo đảm kiên định lập trường giữ vững tính độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường với xử lý hài hịa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế; thực hiện sáng tạo phương châm “dĩ bất biến,

ứng vạn biến”; đồng thời chủ động, linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm,

tình huống.

Để trở thành một quốc gia phát triển, cần rất nhiều điều kiện, nhưng

trong đó, tầm nhìn, khát vọng vươn lên của bản thân quốc gia luôn được xác

định là yếu tố quan trọng, là sức mạnh tinh thần to lớn. Có thể tham khảo

câu chuyện thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc và Xingapo khi chỉ trong khoảng ba thập kỷ họ đã “hóa rồng”. Đó là cuộc cách mạng duy tân với niềm khát khao vươn ra thế giới của Nhật Bản; là “giấc mơ Đại Hàn” của người

Hàn Quốc; là khát vọng “đưa Xingapo lên thế giới thứ nhất”. Họ đã khát

vọng, đã quyết tâm và thành công. Ở thái cực ngược lại, một số quốc gia

trong khu vực đã không thổi bùng được khát vọng vươn lên, do vậy, chỉ

thành công ở một mức độ nhất định.

Như vậy, càng hội nhập quốc tế sâu rộng, muốn bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, hơn lúc nào hết dân tộc ta càng phải đề cao ý chí tự chủ, tự lực, tự cường, cần có khát vọng và dám khát vọng để tự tin vững bước trên con đường phát triển vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Việc khơi

dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng phát triển, sẽ tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước. Vấn đề cốt lõi của ý chí tự cường của dân tộc đó là phát huy tinh thần, trí tuệ, sức

sáng tạo của mỗi con người Việt Nam.

Thứ hai, khát vọng về một Việt Nam phồn vinh.

Khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh được Chủ tịch

Hồ Chí Minh thể hiện trong Thư gửi các học sinh, tháng 9/1945: “Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm

Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 697 châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các

em”1. Những lời căn dặn ấy đã khơi dậy ở các thế hệ trẻ Việt Nam về ước mơ, khát vọng “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm

châu”; được cụ thể hóa thành hành động, thu được nhiều kết quả đáng tự

hào suốt 75 năm qua.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở định hướng và yêu cầu đặt ra cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới, tại Đại hội lần thứ XIII, một trong ba đột phá chiến lược được Đảng ta chú trọng là:

“Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt...”2.

Việt Nam có nhiều lợi thế về lực lượng lao động, nhất là cơ cấu lao động trẻ. Tuy nhiên, trong hội nhập quốc tế, tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực ngày càng cao, trong khi mức độ sẵn sàng của các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp Việt Nam cịn chậm; già hóa dân số cùng với chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo cịn thấp, thiếu

hụt lao động có tay nghề cao, chất lượng lao động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường; khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong của lao động Việt Nam còn hạn chế; nguy cơ thất nghiệp cao3.

Như vậy, muốn có cơ hội trở thành một đất nước “phồn vinh”, hội nhập và phát triển, Việt Nam cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực chất lượng cao, khắc phục dần những hạn chế cũng như phát huy mọi lợi thế để bảo đảm

nguồn lực xây dựng, bảo vệ đất nước. Đó là nguồn nhân lực lao động chất

lượng cao, hội tụ đủ ba yếu tố: thể lực, trí lực và tâm lực. Để có được nguồn nhân lực ấy, cần tích cực thực hiện những giải pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã ln đề cao, gồm: (1) Phát triển giáo dục để nâng cao dân trí vì “Một dân

tộc dốt là một dân tộc yếu”4; (2) Phát triển y tế, thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho nhân dân vì “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, __________

1, 4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.35, 7.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t.I, tr.54. tr.54.

3. Xem http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-o-viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-305122.html. luc-o-viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-305122.html.

mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe... Dân cường thì quốc thịnh”1; (3) Kết hợp giáo dục với cải tiến công tác quản lý. Xây dựng và phát huy nguồn lực con người là động lực quan trọng, một yếu tố sống cịn, có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ta

trong thời kỳ tới.

Thứ ba, khát vọng về hạnh phúc cho nhân dân.

Cả cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đau đáu mục tiêu “hạnh

phúc cho nhân dân”. Người từng nói: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham

muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học

hành”2, bởi một lẽ giản dị: “nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh

phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”3. Từ đó, Người khẳng định rõ trách nhiệm của Chính phủ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”4.

Quan tâm, chăm lo đời sống, hạnh phúc của nhân dân là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta xuyên suốt các thời kỳ cách mạng. Tại

Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta đã đề ra hệ quan điểm chỉ đạo đường lối phát

triển đất nước giai đoạn hiện nay, trong đó quan điểm thứ ba nhấn mạnh

“khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Trong quan điểm

này, yếu tố “hạnh phúc” của nhân dân là một điểm nhấn quan trọng, thể

hiện đầy đủ bản chất của một nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân; thể hiện rõ tính nhân văn và phù hợp mục tiêu xây dựng

đất nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Nhân dân được hạnh phúc, an

sinh xã hội và tiến bộ xã hội được thực hiện trong từng bước, từng chính

sách phát triển sẽ củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân dưới sự lãnh

đạo của Đảng.

Muốn vậy, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn quyền

__________

1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.241, 187, 64. 4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.9, tr.518. 4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.9, tr.518.

Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,... 699 con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến định trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Thực hiện công bằng xã hội trên cơ sở gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo đảm nhân dân được

hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với đó, cần cụ thể hoá mục tiêu về hạnh phúc của nhân dân trong từng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước.

3. Kết luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại điều mong mỏi trong Di chúc: “Suốt đời tơi hết lịng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”1; và “Điều mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng tồn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”2.

Đó chính là nhiệm vụ đặt ra với tồn Đảng, tồn dân tộc trên hành trình đưa cách mạng Việt Nam đạt tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh.

Học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải khơi dậy cho được khát vọng được cống hiến; giáo dục lý tưởng, bồi dưỡng, rèn

luyện đạo đức, nhân cách. Học Bác là để sống có ích; để làm việc, làm người;

để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Như triệu mạch nguồn khe suối đổ

về thành sông, và muôn con sơng hịa thành biển lớn, mỗi cá nhân nỗ lực làm những việc có lợi cho dân, cho nước, coi đó là trách nhiệm và danh dự của bản thân - chắc chắn sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng và lan tỏa rộng khắp, trở thành động lực mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân u.

Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đứng trước nhiều thời cơ, vận hội, thuận lợi và khơng ít nguy cơ, thách thức. Nhìn nhận, __________

đánh giá lại chặng đường đã đi qua, chúng ta tự hào vì chính nhờ ý chí, khát

vọng vươn lên mạnh mẽ mà dân tộc ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong cơng cuộc đổi mới đất nước; cơ đồ và tiềm lực quốc

gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao. Đây là cơ sở thực tiễn phong phú để Đảng ta đưa thành tố “phát huy ý chí, khát vọng” vào chủ

đề Đại hội XIII và xác định là một trong những quan điểm chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới đất nước, là động lực to lớn thúc đẩy dân tộc ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Việc xây dựng và hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước Việt

Nam phồn vinh, hạnh phúc” là nhiệm vụ chính trị trung tâm, là thước đo và tiêu chí đánh giá sự hoàn thành trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Để tiếp tục thực hiện tâm nguyện của Người, xây dựng và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước, cần tập trung nâng cao nhận thức, cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện khát vọng “phát triển đất nước phồn vinh, hạnh

phúc” gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, địa phương, đơn vị và cá

nhân. Cần đưa nội dung này vào chương trình, kế hoạch cụ thể của cơ quan,

địa phương, đơn vị và cá nhân hằng năm, hằng quý, nhất là thành chuyên đề sinh hoạt tại chi bộ gắn với nhiệm vụ chuyên môn, bảo đảm sự thống

nhất trong nhận thức và hành động của mỗi cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng

viên. Đồng thời, gắn nhiệm vụ thực hiện nội dung “phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” với việc tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách tại mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; với công tác xây dựng, chỉnh đốn

Đảng và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước nhằm hoàn

thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2020 và những năm tiếp theo. Chú trọng việc lựa chọn, xây dựng và tuyên truyền sâu rộng những cá nhân, tập thể điển hình, những cách làm hay trong học tập, làm theo Bác về thực hiện

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)