PGS.TS. LẠI QUỐC KHÁNH*
1. Vấn đề biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay hiện nay
Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội là hai khái niệm xã hội học được sử
dụng rộng rãi hiện nay.
Cơ cấu xã hội (Social structure) được hiểu là mối liên hệ vững chắc của các
thành tố trong hệ thống xã hội. Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,...) là những thành tố cơ bản. Về phần mình, mỗi cộng đồng xã hội lại có cơ cấu phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng.
Các nhà xã hội học cho rằng, cơ cấu xã hội đề cập rộng đến mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội, theo đó, các thiết chế của một xã hội đều có thể được coi là cấu thành cấu trúc xã hội của xã hội đó1.
Phân tầng xã hội được hiểu là một trong những khái niệm cơ bản của xã
hội học, chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính trị, uy tín giống nhau. Phân tầng xã hội diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, v.v..2.
Từ điển Xã hội học Oxford định nghĩa: “Thuật ngữ phân tầng thường áp
dụng đối với các nghiên cứu về bất bình đẳng xã hội có cấu trúc; nghĩa là
những nghiên cứu về bất kỳ sự bất bình đẳng có hệ thống nào giữa các __________
* Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1. Từ điển Xã hội học Oxford, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.56-57.
Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 735 nhóm người, nảy sinh do hậu quả không lường trước của các quá trình xã hội và các quan hệ xã hội”1. Theo đó, có thể thấy phân tầng xã hội là một hình thức cơ cấu xã hội, là hình thức cơ cấu xã hội bất bình đẳng. Nội dung của sự bất bình đẳng chủ yếu tập trung vào các yếu tố lợi ích và cơ hội.
Phân tầng xã hội không bất biến, mà luôn biến đổi gắn liền với biến đổi xã hội. Các thành viên trong một tầng lớp xã hội có thể di động giữa các tầng lớp xã hội khác nhau.
Trong khn khổ bài viết này, chúng tơi khơng nói đến sự biến đổi cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội theo nghĩa rộng, mà là sự biến đổi theo hướng
tăng cường hoặc giảm nhẹ sự bất bình đẳng trong cơ cấu xã hội.
Ở Việt Nam, quá trình đổi mới làm xuất hiện và từng bước gia tăng mức độ
phân tầng xã hội. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa XI), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu vấn đề: “Tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân cực, phân tầng xã hội; những biến đổi về quan hệ lợi ích, hệ giá trị xã hội; sự cách biệt về kinh tế, xã hội... làm nảy sinh tiền đề của sự phân hóa về nhận thức, tư tưởng”2. Hội nghị khẳng định: “Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng là
thách thức đối với mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng”3.
Đại hội XII của Đảng (2016), đã chỉ ra một thực tế: “Việc giải quyết một
số vấn đề xã hội chưa hiệu quả; mục tiêu xây dựng quan hệ hài hòa giữa các lĩnh vực, ngành nghề, vùng, miền chưa đạt yêu cầu; giảm nghèo chưa bền
vững, chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia tăng. Chưa nhận thức đầy đủ vai trò của phát triển xã hội hài hòa, chưa có chính sách, giải pháp kịp thời, hiệu quả đối với vấn đề biến đổi cơ cấu, phân hóa giàu -
nghèo, phân tầng xã hội, kiểm soát rủi ro, giải quyết mâu thuẫn xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, an ninh cho con người”4. Đây là lần đầu tiên trong
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các khái niệm “cơ cấu xã hội” và “phân tầng xã hội” được sử dụng chính thức.
__________