Đoàn kết và đoàn kết trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 101 - 104)

Quan điểm đồn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm một không

gian rộng lớn, bao gồm đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết

quốc tế. Mỗi khơng gian đồn kết có nội hàm cụ thể, thiết thực và có tầm quan trọng riêng nhưng lại quan hệ hữu cơ với nhau, hợp lại thành một hệ thống chỉnh thể. Khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết, Người nhiều lần chỉ rõ: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành thắng lợi”2, “Đồn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định đó là một trong năm bài

học kinh nghiệm lịch sử của cách mạng nước ta.

Để thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội cần phát huy tổng hợp lực của

một hệ thống động lực, trong đó cần xác định động lực chủ yếu, đóng vai trị hạt nhân lơi kéo và thúc đẩy các động lực khác trong hệ thống. Đại hội IX

của Đảng đã đề ra quan điểm coi đoàn kết toàn dân là động lực chủ yếu để phát triển đất nước, là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực __________

* Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.13, tr.20.

2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.9, tr.177. 3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.14, tr.186. 3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.14, tr.186.

to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , trong đó khẳng định rõ sự đồn kết

thống nhất trong Đảng là nịng cốt và cơ sở vững chắc của khối đoàn kết dân tộc. Đoàn kết phải gắn liền với thống nhất trong Đảng để thể hiện rõ tính

mục đích của đồn kết và loại trừ đoàn kết theo kiểu bè phái, tạo thế bền

vững cho sự đoàn kết và ngăn ngừa mầm mống của sự chia rẽ, phân liệt. Về bản chất, đoàn kết thống nhất trong Đảng là sự đoàn kết của những người yêu nước và tiến bộ, có chung một lý tưởng cách mạng, tự nguyện hy sinh, phấn đấu vì sự nghiệp cao cả của Tổ quốc, vì lợi ích tối cao của dân tộc, vì quyền lợi chân chính của tồn dân. Đó là sự đoàn kết triệt để, toàn diện về tư tưởng, chính trị và tổ chức ở trình độ cao. Đó cịn là sự kết hợp chặt

chẽ, hữu cơ giữa tính kỷ luật nghiêm minh, tính tự nguyện, tự giác và tình

đồng chí thương u lẫn nhau. Ba yếu tố đó có quan hệ tương tác gắn bó với

nhau và được thực hiện bằng vũ khí tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên, nghiêm túc trong sinh hoạt thường xuyên của Đảng.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồn kết thống nhất trong Đảng là vấn đề chiến lược vô cùng quan trọng, là tư tưởng xuyên suốt của phương hướng xây dựng Đảng và đường lối cách mạng Việt Nam. Theo Người, đoàn kết trong

Đảng phải thể hiện ở sự thống nhất tư tưởng và hành động trong tồn Đảng.

Trong Đảng khơng thể chấp nhận tình trạng trống đánh xi, kèn thổi

ngược, bằng mặt khơng bằng lịng. Trong Đảng khơng tha thứ cho hiện tượng chia rẽ, bè phái... làm suy yếu sức mạnh của Đảng. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng khơng phải là cảm tính, cảm tình, mà phải dựa trên nền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối chính trị của Đảng.

Đảng sinh ra từ trong lịng dân tộc, gắn bó và trưởng thành trong lịch sử đấu tranh của nhân dân, nên Đảng mang trong mình truyền thống tinh hoa

của dân tộc, thừa hưởng và phát triển truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc. Là đội tiên phong của dân tộc, có lý luận cách mạng tiên tiến soi

đường chỉ lối, Đảng cần và có thể đi đầu và nêu gương sáng trong khối đoàn

kết toàn dân, đưa đoàn kết tồn dân lên trình độ phát triển cao và bền vững trên nền tảng trí tuệ, tổ chức và hành động, đủ sức vượt qua những trở ngại, khắc phục những khó khăn, sửa chữa những sai lầm có thể xảy ra trong q trình đồn kết thống nhất đội ngũ. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ lúc ban đầu đã thể hiện bằng sự đoàn kết thống nhất giữa những

__________

Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 769 người cộng sản vì một mục đích chung là đấu tranh giành độc lập cho Tổ

quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng một xã hội khơng có áp bức, bóc lột. Tuyên bố khi Đảng ra công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: tồn bộ mục đích của Đảng được thu gọn trong tám chữ “ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ

QUỐC”1. Chỉ khi nào biết đặt lợi ích của dân, của nước lên trên hết thì mới có thể gạt bỏ mọi chia rẽ, để đi đến đồn kết thống nhất. Đó chính là tiền đề quan trọng nhất cho sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Một trong những bài học kinh nghiệm lớn về xây dựng Đảng rút ra trong hơn 90 năm qua là phải ln ln giữ gìn, vun đắp, bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhiệm vụ cách mạng càng nặng nề, khó khăn, thách thức càng lớn lao, lại càng phải tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đoàn kết thống nhất nhằm xây dựng, củng cố

sức mạnh của Đảng, làm cho hàng triệu đảng viên hợp thành một đội ngũ

thống nhất ý chí, tư tưởng và hành động, từ đó tập hợp đồn kết được hàng

chục triệu quần chúng đi theo ngọn cờ của Đảng. Nhờ sức mạnh đoàn kết, Đảng đã lãnh đạo toàn dân làm Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi,

hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tiến hành đổi mới đất nước thành cơng. Lịng tin của nhân dân ta đối với Đảng khơng chỉ vì Đảng đề ra và thực hiện được đường lối đúng đắn, mang lại lợi ích cho

dân, cho nước, mà cịn tin tưởng vào tấm gương sáng về sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, do đó nhân dân hướng về Đảng, tin ở Đảng, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong Đảng càng đồn kết thống nhất thì càng đoàn kết được toàn dân, càng tăng cường sức mạnh của Đảng, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của Đảng. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương

đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn ở

con ngươi của mắt mình”2. Khơng thể nào đồn kết trong Đảng nếu như vẫn cịn lợi ích nhóm, thói vơ tổ chức, không ai nghe ai, bè phái, cục bộ, cơ hội... Vì vậy, tiêu chí trước hết để đánh giá kết quả xây dựng Đảng, điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, chính là sự

đồn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở đường lối và Điều lệ của Đảng.

__________

1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.7, tr.49. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.622. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.622.

Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là q trình khơng ngừng

đấu tranh để bảo vệ bản chất cách mạng và khoa học của Đảng qua các thời

kỳ, từ khi hoạt động bí mật cho đến lúc ra cơng khai, từ lúc chưa giành được chính quyền cho đến khi trở thành một đảng cầm quyền. Đảng đấu tranh

kiên quyết với mọi hoạt động nhằm chia rẽ, bè phái, với các biểu hiện vô tổ chức, vơ kỷ luật, cơ hội chính trị... làm tổn hại đến sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đảng thường xuyên giáo dục đảng viên, cương quyết xử lý kỷ

luật nghiêm khắc, khơng có vùng cấm, đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thối hóa, biến chất, làm tổn hại đến sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những mặt trái đã tác động, làm suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên, với những biểu

hiện như: quan liêu, hách dịch, tham nhũng, bè cánh, vô cảm... là những ung nhọt làm mất uy tín và làm suy yếu sức mạnh của Đảng, tổn thương đến sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, làm xói mịn lịng tin của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy, qua các thời kỳ, Đảng đều rất coi trọng việc xây dựng,

củng cố, chỉnh đốn, đổi mới Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch. Kinh nghiệm cho thấy, chỉ có thể củng cố sự đồn kết thống nhất trong Đảng nếu như Đảng có được hệ thống tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, từng

đảng viên tự nguyện, phấn đấu, giữ gìn phẩm chất cao đẹp của người cộng

sản, không tự đánh mất mình trong bất cứ hồn cảnh nào.

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)