Sự ứng xử văn hóa trong mơi trường lãnh đạo

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 119 - 120)

Người lãnh đạo nằm ở vị trí trung tâm của các mối quan hệ xã giao phức tạp nên phong cách, thái độ ứng xử của họ có một ý nghĩa to lớn trong quá trình làm việc của người lãnh đạo. Việc cư xử trong quan hệ con người một cách có văn hóa, văn minh, lịch sự, tế nhị là yêu cầu tự nhiên của cuộc sống và cũng là yêu cầu tự thân trong công tác lãnh đạo. Trong quan hệ ứng xử, nếu xuất phát từ những tình cảm và ý nghĩ chân thật từ bên trong thì hành vi sẽ khơng cần phải đắn đo suy nghĩ hay cân nhắc hơn thiệt một cách quá

cầu kỳ mà tự nó sẽ diễn ra một cách tự nhiên, chính xác, tốt đẹp. __________

Khơng thể đề ra một mẫu hình tối ưu về cung cách ứng xử của người

cán bộ lãnh đạo, mà chỉ có thể nêu lên một số quy tắc chung, những đặc điểm tiêu biểu trong mối quan hệ giao tiếp giữa người lãnh đạo và mọi

người xung quanh.

Một là, tôn trọng nhân phẩm con người. Đã là con người ai cũng có lịng

tự trọng, coi trọng nhân phẩm, coi trọng danh dự của mình. Đối với người lãnh đạo, “mấu chốt của vấn đề là ở thái độ tin cậy với con người, là sự nâng niu, quý trọng nhân cách con người”1.

Hai là, tình thương. Tình thương là cơ sở quan trọng tạo nên cái đẹp của

cuộc sống, là nền móng của những quy tắc sống chung. Tình thương là tố chất quý báu mang tính nhân văn và nhân đạo trong cơng tác lãnh đạo.

Ba là, khiêm tốn, giản dị và chân thành, đó là khả năng của người lãnh

đạo biết kiềm chế, hành động một cách tự nhiên trong mọi tình huống,

khơng nhấn mạnh đến quyền hạn và đặc quyền, đặc lợi của mình, khơng bao che những kẻ toan tính, xu nịnh. Khiêm tốn đi đơi với sự giản dị, không quá câu nệ những cái phụ mà qn mất cái chính, q chú trọng hình thức mà quên đi nội dung. Cao hơn mọi cử chỉ, mọi ngơn ngữ là lịng chân thành.

Trong mối quan hệ với cấp dưới và đồng cấp, người cán bộ lãnh đạo cần có thái độ dân chủ, cơng bằng, chú ý lắng nghe ý kiến người khác. Trong mối quan hệ với cấp trên, phải biểu hiện sự trọng thị, trung thực, thật thà, khiêm tốn, nhưng không tự ti, không a dua, tâng bốc luồn cúi, khơng vì tư lợi mà đánh mất nhân cách của mình.

Bốn là, sự tế nhị, linh hoạt và tự chủ. Tế nhị là sự chân thành và nhã

nhặn, là phong cách ứng xử hài hịa giữa tình cảm nồng hậu với lý trí sáng suốt cùng một tư duy khống đạt, vừa có lý, vừa có tình. Tính linh hoạt địi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải uyển chuyển, biết rõ vai trị của mình và

ứng xử đúng với vai trị đó trong vơ vàn mối liên hệ phức tạp, không phải

lúc nào cũng câu nệ, hình thức mà phải có sự biến hóa đem lại hiệu quả. Một người lãnh đạo tế nhị và linh hoạt phải chủ động, sáng tạo, biết làm chủ bối cảnh và giải quyết những tình huống khó xử với một phong thái tự tin và lịch lãm.

__________

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)