Phong cách làm việc của người lãnh đạo đòi hỏi phải có sự nhất quán
giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm. Người cán bộ lãnh đạo là người có trí tuệ, có nhận thức lý luận, có năng lực tư duy khoa học, nắm được các quy luật vận động khách quan của sự vật, hiện tượng; đồng thời cũng là người có năng lực vận dụng tri thức khoa học vào tổ chức thực tiễn, phân tích tình hình thực tiễn và xác định phương hướng hành động phù hợp với quy luật khách quan, thúc đẩy sự vật phát triển. Hai phẩm chất ấy thống
nhất với nhau tạo nên sự nhất quán giữa lời nói và hành động. Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ __________
khơng phải chỉ nói sng, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” . Tư tưởng phải chuyển hóa thành hành động cụ thể, hồn thành nhiệm vụ, hiện thực hóa mục tiêu và nhiệm vụ chính trị được giao phó.
Phong cách lời nói đi đơi với việc làm của người cán bộ lãnh đạo là mệnh lệnh không lời đầy sức thuyết phục cho cán bộ cấp dưới và cho quần chúng noi theo. Uy tín của người cán bộ lãnh đạo chỉ thực sự “sâu rễ, bền gốc” khi thực sự tiêu biểu cho trí tuệ, thống nhất giữa lời nói và việc làm, thực sự mẫu mực trong công tác và lối sống. Những cán bộ nói hay mà làm dở, nói mà khơng làm, nói nhiều mà làm ít hoặc nói một đằng làm một nẻo... sẽ làm xói mịn niềm tin của quần chúng, gieo rắc sự hoài nghi về uy tín và thanh danh của đội ngũ cán bộ của Đảng. Một nhà nghiên cứu đã kết luận: “Đời
sống của người lãnh đạo có ý nghĩa mạnh mẽ hơn lời nói của ơng ta. Nếu đời sống của ơng mâu thuẫn với lời ơng nói, một sự phi lơgích, lúc đó sẽ làm những kẻ yếu cơng phẫn và những người mạnh nổi loạn”2. Ảnh hưởng của
người lãnh đạo chỉ sâu đậm khi sự gương mẫu là tồn diện. Con người sẽ khơng cư xử chỉ qua các lời chỉ bảo của lý trí thuần túy. Họ còn phải thấy lý tưởng của họ qua tấm gương làm việc của người lãnh đạo.