giai đoạn hiện nay
Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong cơng cuộc phịng, chống tham nhũng, Nghị quyết
__________
Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 707 Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác
phịng, chống tham nhũng, lãng phí, Đảng ta đã xác định giải pháp đầu tiên là: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về cơng tác phịng,
chống tham nhũng, lãng phí”1; trong đó, Đảng chủ trương tiến hành “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vơ tư, nhằm tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tệ tham nhũng, lãng phí; yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải nêu gương về đạo
đức, lối sống và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
Đến nay, qua các lần sơ kết, tổng kết về cơng tác phịng, chống tham
nhũng (năm 2012 và năm 2016), Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đều kết luận cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X,
trong đó nhấn mạnh giải pháp nâng cao vai trị, trách nhiệm và tính tiền
phong của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong phòng, chống
tham nhũng, gắn phòng, chống tham nhũng với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kết luận số 10-KL/TW, ngày
26/12/2016 của Bộ Chính trị yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phịng, chống tham nhũng, lãng
phí theo phương châm: “Đảng viên phải gương mẫu hơn quần chúng, cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ càng giữ chức vụ cao càng phải gương mẫu”; đặt ra yêu cầu tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức về phịng, chống tham nhũng, lãng phí để từng bước “xây dựng văn hóa tiết kiệm, khơng tham nhũng, lãng phí, trước hết là trong cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức”.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham ô,
tham nhũng, lãng phí là những biểu hiện suy thối về đạo đức, lối sống, cần nhận diện đúng để có giải pháp đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi.
__________
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng
đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và
uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Trung ương cũng đặt nhiệm vụ “Nâng cao
nhận thức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho
cán bộ, đảng viên” lên hàng đầu; nhận diện các hành vi “chạy chức, chạy quyền” là hành vi tham nhũng trong cơng tác cán bộ; từ đó, u cầu đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng và danh dự của cán bộ để hình thành văn hóa khơng chạy chức,
chạy quyền.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động quần chúng nhân dân,
phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, Đảng ta
ln đề cao vai trị của nhân dân và các cơ quan đại diện, đại biểu của nhân dân, đồng thời có nhiều biện pháp để động viên nhân dân tích cực tham gia
đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đề
ra giải pháp “tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử”, phát huy vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng trong hoạt động giám sát cơng tác phịng, chống
tham nhũng, lãng phí; các cơ quan chức năng phải bảo đảm tiếp nhận và
xử lý kịp thời các tố cáo tham nhũng, lãng phí; Nhà nước phải “có cơ chế bảo vệ và chính sách khen thưởng về vật chất và tinh thần cho người tố cáo tham nhũng, lãng phí”. Kết luận số 10-KL/TW tiếp tục nhấn mạnh cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân trong cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.
Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày
10/01/2019 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ
người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”; trong đó, u cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, truớc hết là nguời đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Yêu cầu xác định rõ việc
Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 709 trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức
năng ở các cấp.
Đồng thời, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 11-QĐi/TW, ngày
18/02/2019 quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc
tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân, nhất là đối với những phản ánh, tố cáo về những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
cán bộ, đảng viên.
Sự vận dụng đúng đắn quan điểm, tư tưởng về đấu tranh phòng, chống
tham nhũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là những bài học về giáo dục tư tưởng nhận thức, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và về vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã tạo được sự đồng thuận, đồn kết, nhất trí cao trong tồn Đảng, tồn dân, đồng tâm hiệp lực kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng; từ đó, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng từng bước được nâng lên; cơ chế khuyến khích, động viên quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng đang dần phát huy hiệu quả. Đây chính là những giải
pháp có tính cơ sở, nền tảng để đưa hoạt động phòng, chống tham nhũng trở thành phong trào lớn trong toàn Đảng, toàn dân, phát triển có tính vững chắc, sâu rộng và thường xun, liên tục, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia đấu tranh phịng, chống tham nhũng.
Trong thời gian tới, Đảng ta nhận định: tham nhũng tiếp tục vẫn là một thách thức, nguy cơ lớn, rất cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong
đó có những đột phá mới để tạo nên những chuyển biến tích cực hơn nữa
trong cơng tác phịng, chống tham nhũng. Do đó, cần tiếp tục quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng để phòng, chống tham nhũng và huy động quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, cần lưu ý:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cán
bộ, đảng viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Trong giáo dục đạo
đức cách mạng, cần nhận thức sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
sự kết hợp giữa bồi dưỡng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư với loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu; kết hợp giữa khen thưởng với trừng phạt. Để bộ máy Đảng, Nhà nước thực sự trong sạch, liêm chính, phải giáo
dục cán bộ, công chức tự tu dưỡng, rèn luyện, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân; đồng thời phải đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình,
cơng tác kiểm tra, giám sát, sàng lọc, xiết chặt kỷ luật, kỷ cương để kịp thời phát hiện và kiên quyết loại bỏ những người cơ hội chính trị, sa vào chủ nghĩa cá nhân, những ông “quan cách mạng”, đạo đức giả.
Thứ hai, cần “đánh thông tư tưởng” về nghi ngại đẩy mạnh cơng cuộc
phịng, chống tham nhũng cản trở phát triển, làm chùn bước sự sáng tạo của cá nhân; tiếp tục sửa chữa những nhận thức sai lầm trong đấu tranh, phát hiện tham nhũng trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhất là tâm lý “dĩ hịa vi q”, cơng - tội thiếu phân minh, “sợ mất thể diện, mất uy tín, sợ bị
phạt, sợ mất đoàn kết, sợ bị cấp trên trù...”. Để làm được những việc này,
cần phải có những bổ sung, đổi mới trong lý luận và tài liệu tuyên truyền, giáo dục của Đảng, Nhà nước về phịng, chống tham nhũng với những phân
tích, lập luận có cơ sở khoa học; đồng thời cần kịp thời giải quyết những vấn
đề đặt ra trong thực tiễn, nhất là giải quyết mâu thuẫn trong quy định về
trách nhiệm phát hiện, xử lý tham nhũng của người đứng đầu với trách
nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong nội bộ cơ quan của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; có cơ chế bảo vệ người đi đầu, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, đổi mới vì sự phát triển của đất nước, khơng vì mục đích vụ lợi.
Thứ ba, thấm nhuần lời Bác dặn, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”1, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”2, “vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp”3; trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của
Đảng, với những phát biểu chỉ đạo tâm huyết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước về công cán bộ, công tác xây dựng Đảng, chúng ta cần đặc biệt
quan tâm đến phịng, chống tham nhũng trong cơng tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền. Đó khơng chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan làm công tác
cán bộ, là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, mà còn phải tạo điều
kiện để nhân dân tham gia một cách thực chất, giúp Đảng tạo được bước đột phá trong công tác cán bộ, lựa chọn được những cán bộ lãnh đạo các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh đạo cơng cuộc xây dựng, phát triển đất
nước nhanh, bền vững thời gian tới.
Thứ tư, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phát huy vai trò của
nhân dân và các cơ quan đại diện cho nhân dân trong phòng, chống tham __________
Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 711 nhũng, nhất là trong giám sát, kiểm soát quyền lực, phát hiện, tố cáo tham nhũng. Cần tạo được địa chỉ tin cậy đối với nhân dân là những cơ quan, cán bộ, đảng viên thực sự cơng tâm, liêm chính để tiếp nhận và xử lý kịp thời, hiệu quả các thông tin phản ánh của nhân dân; bảo đảm các thông tin về
tham nhũng từ nhân dân phải được giải quyết thỏa đáng và phản hồi đúng thời hạn; bảo vệ người tố cáo, chống tiêu cực, tham nhũng; các cá nhân tham nhũng phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cần có cách thức phù hợp, trực tiếp hoặc thông qua cơ quan truyền thông, các tổ chức đại diện, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cách thức thu thập, phản ánh, cung cấp thông tin, tài liệu về các dấu hiệu tham nhũng của cán bộ, công chức. Những thông tin, tài liệu về sự bất minh tài sản, thu nhập phải được phát hiện, phản ánh bởi người dân ở các địa phương nơi cán bộ, đảng viên hoặc người thân của họ cư trú. Việc thắp lên hàng triệu ngọn đèn pha soi rọi để tham ơ, lãng phí,
quan liêu khơng cịn chỗ ẩn nấp vẫn tiếp tục là nhiệm vụ không bao giờ cũ
của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cuộc đấu