động và sáng tạo
Đặc trưng về tư tưởng - chính trị (tính Đảng) là đặc trưng trước nhất của
người cán bộ lãnh đạo chính trị. Tùy hồn cảnh, điều kiện và đối tượng cụ
thể, người lãnh đạo có thể sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau để hồn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhưng làm bất cứ cơng việc gì, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, người cán bộ lãnh đạo đều phải và
luôn luôn phải xuất phát từ hệ tư tưởng của Đảng, từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi hoạt động của người
lãnh đạo đều phải đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết, trung thành với lợi ích của giai cấp và dân tộc, phải quán triệt mục đích phục vụ nhân dân, kiên định phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của đất nước.
V.I. Lênin đã nhiều lần chỉ ra rằng một đường lối chính trị đúng nguyên tắc là đường lối duy nhất có hiệu lực. Những vấn đề thuộc về nguyên tắc
phải thường xuyên được bồi dưỡng, phát triển trong thực tiễn lãnh đạo để
tạo nên sự ổn định cần thiết cho việc biểu hiện tính đảng trong phong cách
làm việc của người lãnh đạo.
Song phép biện chứng duy vật chỉ rõ sự vật, hiện tượng khách quan luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn nói chung cũng như hoạt động lãnh đạo nói riêng, trên cơ sở giữ
vững quan điểm, lập trường, tính nguyên tắc, người cán bộ lãnh đạo phải rất chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy với sự phát triển mới của tình hình để tìm chọn giải pháp tối ưu phù hợp với điều kiện, không gian, thời gian và đối
tượng cụ thể. Hồ Chủ tịch đã từng nói “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “nguyên
tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”1, “cần nhận rõ tình thế để rồi tùy cơ ứng biến mà tiến chứ không hàm hồ làm bừa một cách vơ chính trị”2.
Muốn thể hiện nhuần nhuyễn đặc trưng này trong phong cách làm việc, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải xây dựng được một phong cách tư duy “độc lập, tự chủ”, “suy nghĩ sáng tạo và tự do tư tưởng”, “luôn hướng tới cái mới, cái tiến bộ, mở rộng tầm nhìn ra thế giới để tư duy”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó
__________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.8, tr.555. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.244. 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.244.
Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 781 chính là một phong cách tư duy và hành động không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo điều. Sáng tạo là vận dụng đúng quy luật
chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù. Đồng thời, sáng tạo cũng là tìm tịi, đề xuất những cái mới chưa có trong tiền lệ để có thể trả lời được những đòi hỏi do cuộc sống đặt ra. Năng động, sáng tạo phải thống nhất với lòng trung
thành, hiểu theo nghĩa cách mạng của từ này, hoàn toàn xa lạ với khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa, hoặc là rập khuôn, giáo điều.