Oxfarm: Dịch chuyển xã hội và bất bình đẳng cơ hội tại Việt Nam: Xu hướng và các

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 76 - 78)

Phần thứ ba: TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG... 743

Năm là, cần xây dựng một hệ thống thể chế dân chủ, từ Hiến pháp, pháp

luật đến các quy tắc đạo đức, chuẩn mực hành vi, v.v., đồng thời phát huy

vai trò của cả hệ thống chính trị vốn là những thiết chế dân chủ của nhân dân để giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng xã hội. Ngồi ra, để giải quyết

được các vấn đề bất bình đẳng xã hội, thực hiện bình đẳng theo đúng nghĩa

tích cực của nó, cần kết hợp thực hiện giá trị bình đẳng với các giá trị khác,

đặc biệt là giá trị công bằng dân chủ, pháp quyền, công bằng, bình đẳng, đó

là nhóm giá trị đi liền với nhau trong di sản tư tưởng, cũng như trong thực hành chính trị của Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều cần đặc biệt chú ý trong bối cảnh hiện nay. Chính ở đây, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cần phải cảnh

giác trước sự tha hóa của lý tưởng bình đẳng. Người nhiều lần nhấn mạnh, bình đẳng khơng có nghĩa là cào bằng, ngang nhau, bình qn chủ nghĩa, giỏi kém như nhau, người làm nhiều và người làm ít, thậm chí khơng làm cũng hưởng như nhau, v.v., bởi thứ bình đẳng bị tha hóa đó đã xâm phạm

đến giá trị công bằng và các giá trị khác. Người cũng lưu ý tuyệt đối không

thể nhân danh bình đẳng mà tự do vơ chính phủ hoặc/và vi phạm pháp luật. Người chỉ rõ, thực hiện bình đẳng và các giá trị chính trị khác là cả một q trình lâu dài, khơng thể chủ quan, duy ý chí, phi lịch sử, và cần có sự tham gia của tồn hệ thống chính trị, trong đó đòi hỏi nêu cao tinh thần gương

mẫu, sẵn sàng hy sinh, “chịu thiệt phần nào” của những tổ chức, những cá nhân ở địa vị cầm quyền, lãnh đạo - những vị trí dễ có suy nghĩ và hành vi bất bình đẳng nhất. Bình đẳng phải được nhận thức sâu sắc, thực hiện rộng rãi, cả từ trên xuống và từ dưới lên.

* * *

Biến đổi cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội theo hướng gia tăng bất bình đẳng xã hội là một xu thế thực tế đang diễn ra ở Việt Nam. Đó là xu thế khó

tránh khỏi trong quá trình phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc chống lại bất bình đẳng xã hội đang được triển khai rất mạnh mẽ và có hiệu quả. Ngày 08/10/2020, tổ chức Oxfam đã cơng bố Báo cáo tồn cầu về Chỉ số cam kết giảm bất bình đẳng (CRII) năm 2020, theo

đó, Việt Nam được nhận định “đã đạt được những kết quả nổi bật về Chỉ số

cam kết giảm bất bình đẳng, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN”. Tuy vậy,

xu thế gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam còn diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ tiếp tục mang đến những gợi mở quan trọng cho giải quyết vấn đề này. Đó thực sự là một tài nguyên quý báu, cần được tiếp tục nghiên cứu, khai thác, phát huy.

Một phần của tài liệu Hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Phần 2 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)