- Khả năng phục hồi nhanh
1 Số liệu từ HN
2.4.3.1 Ảnh hưởng của hiệu ứng ngày đáo hạn đến lợi nhuận và độ biến động thị trường chứng khoán cơ sở
động thị trường chứng khoán cơ sở
Vấn đề kế tiếp nhận được nhiều sự quan tâm trong quá trình giao dịch chứng khốn phái sinh đó là ảnh hưởng của ngày đáo hạn các hợp đồng phái sinh đến lợi nhuận và độ biến động lợi nhuận thị trường cơ sở. Stoll & Whaley (1987) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này trên TTCK Mỹ giai đoạn 1983 – 1985. Kết quả tìm thấy giá cổ phiếu có xu hướng giảm xung quanh thời điểm thanh toán hợp đồng phái sinh. Chamberlain và ctv. (1989) kiểm tra hiệu ứng ngày đáo hạn HĐQC và HĐTL chỉ số trên SGDCK Toronto. Những tìm kiếm từ nghiên cứu này xác nhận rằng lợi nhuận trung bình vào những ngày đáo hạn là cao hơn những ngày giao dịch khác. Alkebäck & Hagelin (2004) phân tích ảnh hưởng ngày đáo hạn HĐQC và HĐTL chỉ số OMX trên thị trường Thụy Điển giai đoạn 1988 – 1998. Họ tìm thấy rằng hiệu ứng ngày đáo hạn lên lợi nhuận thị trường là không tồn tại cho toàn bộ mẫu nghiên cứu,
68
nhưng đối với giai đoạn đầu tiên của mẫu nghiên cứu, ngày và tuần đáo hạn trải qua độ biến động cao hơn bình thường và lợi nhuận thị trường của tuần đáo hạn là thấp hơn những tuần khác cho mẫu phụ (1988 – 1991). Bên cạnh đó, hiệu ứng ngày đáo hạn HĐQC và HĐTL chỉ số trên thị trường Thụy Điển cũng đã được thực hiện bởi Xu (2014), nghiên cứu khơng tìm thấy tác động của ngày đáo hạn lên lợi nhuận thị trường. Thêm vào đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện và dựa trên dữ liệu với tần suất cao nhằm xác định thời điểm giao dịch của nhà đầu tư tăng lên đáng kể cũng như tác động là mạnh nhất trong ngày, Gurgul & Suliga (2020) tìm thấy lợi nhuận thị trường vào ngày đáo hạn là cao hơn đáng kể so với những ngày giao dịch khác trên SGDCK Warsaw trong giai đoạn nghiên cứu (2011 – 2017). Tại Châu Á, Chow và ctv. (2003) điều tra ảnh hưởng của ngày đáo hạn của hợp đồng phái sinh chỉ số Hang Seng đến lợi nhuận thị trường cơ sở Hong Kong giai đoạn 1990 – 1999. Các tác giả tìm thấy lợi nhuận trung bình của thị trường cơ sở vào ngày đáo hạn là thấp hơn những ngày so sánh khác. Chen và ctv. (2011) kiểm định tác động của ngày đáo hạn trên sàn giao dịch tương lai Đài Loan giai đoạn 1998 – 2009. Kết quả thực nghiệm rút ra từ nghiên cứu này cho thấy lợi nhuận thị trường vào ngày đáo hạn là cao hơn đáng kể những ngày khác. Sadath & Kamaiah (2011) đo lường ảnh hưởng của ngày đáo hạn HĐTL cổ phiếu đơn lẻ đến lợi nhuận thị trường Ấn Độ và tìm thấy ảnh hưởng tích cực của ngày đáo hạn lên lợi nhuận thị trường cơ sở. Singh & Shaik (2020) kiểm tra lại hiệu ứng ngày đáo hạn HĐQC chỉ số Nifty ngân hàng theo tuần tại Ấn Độ. Kết quả rút ra từ các kiểm định tìm thấy lợi nhuận trung bình của nhóm ngày đáo hạn cao hơn nhóm cịn lại.
Liên quan đến ảnh hưởng của những ngày đáo hạn đến độ biến động thị trường cơ sở, nhiều nghiên cứu tìm thấy độ biến động của lợi nhuận thị trường cơ sở vào những ngày đáo hạn là cao hơn những ngày khác. Stoll & Whaley (1987) đã chỉ ra sự tăng lên đáng kể độ biến động vào những ngày đáo hạn trên TTCK Mỹ. Tương tự, Chamberlain và ctv. (1989) kết luận rằng độ biến động lợi nhuận thị trường vào những ngày đáo hạn là cao hơn những ngày so sánh trên SGDCK Toronto. Thêm vào đó, Alkebäck & Hagelin (2004) xác nhận rằng độ biến động lợi nhuận thị trường lớn hơn đáng kể so với những ngày còn lại trên TTCK Thụy Điển. Tại Châu Á, Park & Lim (2003) kiểm tra tác động của ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh chỉ số KOSPI 200 lên thị trường cơ sở trên SGDCK Hàn Quốc. Sử dụng dữ liệu hàng ngày trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2002, những tìm kiếm từ nghiên cứu này xác nhận rằng lợi nhuận và độ biến động thị trường trong 10 phút cuối vào những ngày đáo hạn lớn hơn đáng kể so với những ngày giao dịch khác. Chow và ctv. (2003) chỉ ra độ biến động thị trường vào ngày đáo hạn cao hơn so với một và năm ngày giao dịch sau ngày đáo hạn trên thị trường Hong Kong. Những tìm kiếm tương tự cũng đã được thực hiện bởi Hsieh & Chi (2009) và Chen và ctv. (2011) trên SGDCK Đài Loan. Hơn nữa, Bose & Bhaumik (2007) phân tích trên thị trường Ấn Độ, nghiên cứu sử dụng mơ hình AR- GARCH với dữ liệu được thu thập giai đoạn 2000-2006. Kết quả cho thấy ảnh hưởng
đáng kể của hiệu ứng ngày đáo hạn lên cả giá trị trung bình và phương sai của lợi nhuận hàng ngày chỉ số thị trường, nhưng khơng tìm thấy bằng chứng về sự đảo chiều giá sau ngày đáo hạn. Wat (2010) và Wat (2017) cũng xác nhận rằng ngày và tuần đáo hạn các hợp đồng phái sinh là yếu tố làm tăng đáng kể độ biến động TTCK cơ sở Ấn Độ.
Tuy nhiên, Bollen & Whaley (1999) và Kan (2001) thừa nhận rằng ảnh hưởng của ngày đáo hạn đến độ biến động thị trường cơ sở là không tồn tại trên SGDCK Hong Kong. Tương tự, Debasish (2010) khơng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm liên quan đến tác động ngày đáo hạn HĐTL chỉ số Nifty lên lợi nhuận và độ biến động thị trường. Trong một nghiên cứu gần đây, Samineni và ctv. (2020) xem xét ngày đáo hạn các hợp đồng phái sinh chỉ số ngân hàng Nifty ảnh hưởng đến biến động TTCK cơ sở Ấn Độ giai đoạn 2010 – 2020. Kết luận rút ra từ mơ hình EGARCH thừa nhận rằng khơng có tác động của những ngày đáo hạn lên lợi nhuận và biến động thị trường cơ sở.