Ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 2 năm – đã ngừng giao

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 38 - 43)

- Khả năng phục hồi nhanh

1984: ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 2 năm – đã ngừng giao

dịch

16/3/2001: ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 3 năm

Sau đó, ASX đã ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 10 năm

21/9/2015: ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 20 năm

Canada 9/1989: ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 10 năm (10-year

Government of Canada bond futures)

1/1995: ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 5 năm

6/2002: ra mắt sản phẩm HĐTL trên lãi suất repo qua đêm, kỳ hạn 30 ngày 4/2004: ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 2 năm

11/2007: ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 30 năm 4/2009: tái ra mắt sản phẩm HĐTL trái phiếu Chính phủ 5 năm

Đới với những mặt hàng là kim loại quý và năng lượng, thời kỳ 1980 về sau phù hợp với sự đổ vỡ của chế độ bản vị vàng Bretton Woods năm 1971 và khủng hoảng dầu khí của những năm 1970. Phái sinh trên các mặt hàng này đáp ứng dự đoán giá cả, phòng hộ rủi ro và báo trước những diễn biến trên thị trường cơ sở.

Mặc dù vậy, sau nhiều lần khủng hoảng tài chính đổ vỡ với quy mô toàn cầu, các thị trường lớn đã có xu hướng tiến tới giao dịch và hoặc bù trừ/thanh toán tập trung cho chứng khoán phái sinh. Việc áp dụng các quy định chung về ký quỹ, thắt chặt quy định cho giao dịch đặc biệt được sử dụng sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khởi nguồn từ các hợp đồng phái sinh trên thị trường OTC và thuộc về sản phẩm phái sinh bậc cao dựa trên nhiều lớp tài sản chứng khoán hóa từ nợ xấu bất động sản (subprime mortgage và Mortgage-backed Securities), nhưng cuộc khủng hoảng cũng dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho việc thắt chặt quy định và tăng cường giám sát, giúp ổn định và đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCKPS.

Đới với các sản phẩm chứng khốn phái sinh cơ bản, đặc biệt là các sản phẩm giao dịch trên thị trường tập trung và bù trừ thông qua đối tác bù trừ trung tâm (CCP – Central Counter Party), lịch sử cho thấy chưa có tình huống mất khả năng thanh toán nào vượt quá tầm kiểm soát và các bước đệm quản lý rủi ro của thị trường.

2.2.4 Sản phẩm phái sinh2.2.4.1 Hợp đồng kỳ hạn 2.2.4.1 Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa hai bên để mua và hoặc bán hàng hóa cơ sở hoặc cơng cụ tài chính cơ sở với giá được xác định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trực tiếp giữa bên mua và bên bán, người giao dịch không bị yêu cầu ký quỹ.

2.2.4.2 Hợp đồng tương lai

HĐTL là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa hai bên để mua và hoặc bán hàng hóa cơ sở hoặc cơng cụ tài chính cơ sở với giá được xác định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai. Việc thanh toán được thực hiện tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Hợp đồng cơng cụ tài chính tương lai ràng buộc pháp lý giữa bên mua và bên bán để mua và bán một số lượng chuẩn cơng cụ tài chính cơ sở tại mức giá được định trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Giá của HĐTL phụ thuộc vào sự di chuyển giá của cơng cụ tài chính cơ sở.

Hợp đồng kỳ hạn và HĐTL đều thể hiện sự thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một mức giá xác định vào một thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa hai bên, trong khi HĐTL được giao dịch trên sàn giao dịch. Ngày thanh toán hợp đồng kỳ hạn diễn ra tại một thời điểm, nhưng HĐTL

40

thường liên quan đến một chuỗi ngày thanh tốn. Do đó, hợp đồng kỳ hạn thường không hết hiệu lực cho đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng.

Bảng 2.3. So sánh hợp đồng kỳ hạn và HĐTL

Hợp đồng kỳ hạn HĐTL

Hợp đồng đơn lẻ giữa hai bên Giao dịch trên một sàn giao dịch

Hợp đồng khơng tiêu chuẩn hóa Hợp đồng được tiêu chuẩn hóa

Thuờng có một ngày thanh tốn được chỉ định Một chuỗi ngày thanh toán

Thanh toán khi kết thúc hợp đồng Thanh toán hàng ngày

Chuyển giao hoặc thanh toán tiền mặt cuối cùng thường diễn ra

Hợp đồng thường đóng trước thời hạn

Rủi ro tín dụng Hầu như khơng rủi ro tín dụng

Khơng ký quỹ Ký quỹ

HĐTL chỉ số cổ phiếu được giao dịch dựa trên sự biến động giá hàng ngày của một chỉ số giá chứng khoán để xác định lãi và lỗ của hợp đồng. HĐTL dựa trên các cơng cụ tài chính, như chỉ số cổ phiếu được thanh tốn bằng tiền mặt bởi vì sự khơng thuận tiện hay khơng thể thanh tốn bằng tài sản cơ sở. Khi một hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt, tất cả hợp đồng đang lưu hành được đóng lại vào một ngày xác định trước. Giá thanh toán cuối cùng được thiết lập bằng giá giao ngay của tài sản cơ sở tại giá đóng cửa hoặc mở cửa vào ngày giao dịch đó. Ví dụ, HĐTL trên chỉ số S&P 500 được giao dịch bởi CME Group có ngày xác định trước là ngày thứ sáu thứ ba của tháng đáo hạn và thanh toán cuối cùng tại giá mở cửa.

2.2.4.3 Hợp đồng quyền chọn

HĐQC là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa bên mua và bên bán, người mua có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ mua và hoặc bán hàng hóa cơ sở hoặc cơng cụ tài chính cơ sở tại một mức giá được xác định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Có hai kiểu HĐQC:

HĐQC kiểu Mỹ: người mua có thể thực hiện quyền trước hoặc vào một ngày xác định trong tương lai.

HĐQC kiểu Châu Âu: người mua chỉ có thể thực hiện quyền vào một ngày cụ thể trong tương lai.

2.2.4.4 Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng ràng buộc pháp lý giữa bên mua và bên bán để trao đổi các luồng tiền tương lai vào những thời điểm đã được xác định trước trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi hợp đồng đáo hạn.

Có nhiều loại hợp đồng hốn đổi với tính chất và nội dung từ đơn giản đến phức tạp như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi cổ phiếu, hốn đổi hàng hóa, hốn đổi tín dụng. Trong đó, phổ biến nhất là hốn đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ.

2.2.5 Mục đích sử dụng chứng khốn phái sinh2.2.5.1 Phòng ngừa rủi ro (hedging) 2.2.5.1 Phòng ngừa rủi ro (hedging)

Các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng các công cụ phái sinh để bảo vệ giá trị các tài sản của họ trước những diễn biến bất lợi có thể xảy ra trong tương lai, tăng tính ổn định cho luồng tiền (vào, ra). Một sự sụt giảm giá trị của tài sản cơ sở được bù đắp bằng sự tăng giá trị của hợp đồng chứng khoán phái sinh, bằng việc giữ một vị thế chứng khoán phái sinh đối lập với vị thế tài sản cơ sở hiện có.

2.2.5.2 Đầu cơ (speculating)

Nếu người phòng ngừa rủi ro muốn chuyển rủi ro của họ sang người khác thì người đầu cơ là đối tượng sẵn sàng chấp nhận rủi ro thông qua nhận lấy một vị thế trên thị trường, họ đánh cược vào việc giá của một tài sản sẽ tăng hoặc sẽ giảm. Do đó, chứng khốn phái sinh là cơng cụ thích hợp cho mục đích đầu cơ.

Với số vốn bỏ ra ít hơn giao dịch trên thị trường cơ sở, tác động của địn bẩy cao, chứng khốn phái sinh sẽ đem lại mức sinh lời tiềm năng cao cho những nhà đầu cơ. Bên cạnh đó, giao dịch chứng khốn phái sinh cịn góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, đầu cơ cũng tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ cho cả người thực hiện và cho thị trường như tổn thất nặng nề, dự báo sai dẫn đến “giao dịch nhiễu” và ảnh hưởng đến giá thị trường trong ngắn hạn.

2.2.5.3 Giao dịch hạn chế chênh lệch giá (arbitrage)

Những người kinh doanh chênh lệch giá là nhóm người quan trọng thứ ba tham gia vào các TTCKPS. Họ tìm kiếm lợi nhuận ít rủi ro bằng cách tham gia giao dịch đồng thời từ hai thị trường. Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá xuất hiện đối với sản phẩm phái sinh khi chúng có thể được định giá dựa trên những mơ hình khác nhau, sử dụng nguồn số liệu khơng giống nhau. Kinh doanh chênh lệch giá sẽ khơng duy trì lâu dài do nhiều nhà kinh doanh cùng lúc mua vào tài sản ở thị trường có giá rẻ hơn và bán ở thị trường khác có giá cao hơn, do đó xóa bỏ khoảng cách chênh lệch trong định giá. Bên cạnh đó là sự tồn tại của các chi phí giao dịch nên chỉ những nhà kinh doanh lớn mới có cơ hội hưởng lợi từ những chênh lệch này. Qua đó góp phần điều chỉnh chênh lệch giá, tăng tính thanh khoản và làm tăng tính hiệu quả thị trường cơ sở.

2.2.6 Rủi ro khi sử dụng chứng khốn phái sinh

Mặc dù các cơng cụ phái sinh giúp người sử dụng có thể phịng vệ rủi ro hoặc thực hiện các chiến lược đầu tư, những rủi ro tiềm ẩn từ những công cụ này khá lớn và người tham gia cần nhận diện chúng để gia tăng hiệu quả đầu tư. Những rủi ro khi sử

42

dụng chứng khốn phái sinh bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản.

Rủi ro tín dụng: là rủi ro do đối tác (bên mua hoặc bên bán) không thực hiện được nghĩa vụ của mình.

Rủi ro thị trường: liên quan đến rủi ro do giá (hoặc độ biến động giá) thay đổi theo hướng bất lợi, tác động địn bẩy của chứng khốn phái sinh có thể dẫn đến mức thua lỗ lớn hơn giá trị ký quỹ của nhà đầu tư.

Rủi ro thanh khoản: xảy ra khi nhà đầu tư khơng có khả năng đáp ứng việc thực hiện nghĩa vụ vào ngày thanh toán hoặc yêu cầu ký quỹ do giá trị ký quỹ thấp hơn mức quy định, dẫn đến vị thế giao dịch chứng khốn phái sinh có thể bị đóng. Ngồi ra, rủi ro thanh toàn cịn xảy ra khi nhà đầu tư khơng dễ dàng đóng vị thế theo mức giá thị trường do KLGD quá thấp hoặc đổ vỡ của thị trường.

2.2.7 Thị trường chứng khoán phái sinh2.2.7.1 Đặc điểm 2.2.7.1 Đặc điểm

TTCKPS không phải là thị truờng để huy động vốn nhưng có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho TTCK cơ sở huy động vốn với chi phí hợp lý. Trên thị trường này, các phương tiện để quản lý rủi ro từ sự biến động giá của một tài sản được cung cấp đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, qua đó giúp phân bổ rủi ro một cách hiệu quả.

Nhà đầu tư tham gia giao dịch trên TTCKPS có thể lựa chọn mức độ rủi ro phù hợp để sử dụng chứng khoán phái sinh tương ứng.

2.2.7.2 Phân loại

* Thị trường giao dịch tập trung

Các chứng khoán phái sinh được giao dịch tại Sở giao dịch, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, tuân thủ những nguyên tắc nhất định khi giao dịch và được thanh toán bù trừ tập trung thơng qua trung tâm thanh tốn bù trừ. Thị trường giao dịch tập trung đã được thành lập khá sớm và đã thu hút những nhà đầu cơ tham gia thị trường với đa dạng tài sản cơ sở. Ngày nay, hầu hết các nước đều thành lập Sở giao dịch các chứng khoán phái sinh và đều sử dụng hệ thống giao dịch điện tử hiện đại.

* Thị trường giao dịch phi tập trung

Không phải tất cả các giao dịch phái sinh được thực hiện trên Sở giao dịch. Thị trường OTC là một sự thay thế quan trọng và trở nên lớn hơn thị trường giao dịch tập trung xét về mặt KLGD. Trên thị trường này, người mua và người bán có thể trực tiếp trao đổi và mua bán với nhau hoặc thông qua một tổ chức trung gian, giao dịch khơng diễn ra tại Sở giao dịch mà có thể thông qua điện thoại hoặc các phương tiện khác. Một đặc điểm quan trọng khác là các điều khoản hợp đồng và việc thanh toán được

thực hiện song phương, các định chế tài chính đóng vai trị là trung gian kết nối các bên và tạo lập thị trường giúp tăng tính thanh khoản của thị trường.

2.2.7.3 Vai trị thị trường chứng khốn phái sinh a. Quản trị rủi ro a. Quản trị rủi ro

Đây là chức năng quan trọng nhất của chứng khoán phái sinh. Quản trị rủi ro không phải loại bỏ rủi ro mà làm giảm và quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro đối với một nhà đầu tư bao gồm xác định mức độ rủi ro nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận, xác định và đo lường rõ ràng mức độ rủi ro thực tế của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)