Cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 146 - 149)

- Khả năng phục hồi nhanh

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2.1 Cơ quan quản lý

Ủy ban chứng khoán Nhà nước xem xét để hoạt động giao dịch trên TTCKPS Việt Nam hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển ổn định của TTCK cơ sở. Trước tiên, nhà đầu tư tham gia giao dịch trên TTCKPS sẽ có cơ hội kiếm lời rất cao (do mức độ đòn bẩy cao) đi kèm với rủi ro cao, qua đó thị trường trở nên hiệu quả hơn vì mức độ phản ánh thơng tin vào trong giá nhanh hơn. Do đó, để TTCKPS phát huy đúng vai trò là kênh đầu tư và phịng vệ rủi ro hiệu quả thì cơ quan quản lý thị trường có thể cân nhắc đến mức độ đòn bẩy dành cho nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường ở giai đoạn phát triển tiếp theo của TTCKPS. Theo quy định hiện tại, tỷ lệ ký quỹ ban đầu của giao dịch HĐTL chỉ số VN30-Index ở Việt Nam là 10%. Do đó, mức độ địn bẩy cần được giảm xuống bằng cách tăng tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư.

Kết quả thực nghiệm cho thấy sự tăng lên trong độ biến động thị trường cơ sở sau khi giao dịch HĐTL chỉ số VN30-Index là do sự tham gia của những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ có đặc điểm là những nhà đầu tư trong nước và là những nhà kinh doanh khơng hợp lý. Do đó, để giảm độ biến động thị trường, các cơ quan quản lý thị trường nên có nhiều chính sách thu hút những nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch trên TTCKPS Việt Nam, chẳng hạn như giảm chi phí giao dịch, tăng cường minh bạch thông tin, không ngừng cải tiến kỹ thuật giao dịch và tăng cường quảng bá về thị trường.

Kết quả nghiên cứu tìm thấy những tác động tích cực của giao dịch HĐTL chỉ số VN30-Index lên thị trường cơ sở ở giai đoạn mới thành lập, đó là làm tăng sự phản ánh thông tin vào trong giá, giảm tác động của thơng tin bất đối xứng và làm tăng tính

thanh khoản của thị trường cơ sở. Điều đó cho thấy mục tiêu ban đầu khi thành lập và giao dịch chứng khốn phái sinh của Chính phủ Việt Nam đã đạt được. Do đó, cơ quan quản lý thị trường có thể tiếp tục triển khai những sản phẩm phái sinh mới trong thời gian tới, cụ thể là HĐTL trên chỉ số cổ phiếu khác (có thể xem xét chỉ số VNX200); HĐQC trên chỉ số chứng khoán; HĐTL, HĐQC trên cổ phiếu đơn lẻ, qua đó góp phần đa dạng hóa sản phẩm phái sinh trên thị trường. Theo đó, thời điểm giới thiệu các sản phẩm này cần bám sát chủ trường của Chính phủ, hạ tầng cơng nghệ cũng như mức độ tham gia của các thành viên thị trường.

Liên quan đến hiệu ứng ngày đáo hạn, kết quả thực nghiệm cho thấy những ngày đáo hạn HĐTL chỉ số VN30-Index chưa có tác động đáng kể lên độ biến động lợi nhuận và KLGD thị trường cơ sở ở Việt Nam. Do đó, tác giả đề xuất quy định về giá thanh toán vào ngày đáo hạn HĐTL chỉ số VN30-Index hiện là giá đóng cửa chỉ số thị trường (dựa vào phiên khớp lệnh định kỳ 15 phút cuối ngày giao dịch) có thể tiếp tục được áp dụng trong giai đoạn giao dịch tiếp theo, bởi vì quy định này có thể làm giảm tính đầu cơ của những nhà đầu tư cá nhân (nhà đầu tư chỉ có thể tác động vào một số cổ phiếu trong chỉ số VN30 để điều khiển giá chỉ số vào ngày đáo hạn theo mong muốn của nhà đầu tư), qua đó làm giảm độ biến động thị trường cơ sở vào những ngày đáo hạn.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy những thông tin trên thị trường cơ sở có thể được dùng để dự báo hoạt động ở thị trường tương lai. Hơn nữa, vì tính đầu cơ trên TTCKPS khá cao, cơ quan quản lý thị trường cần lưu ý đến những quy định trong quá trình giao dịch chứng khốn phái sinh nhằm cung cấp cơng cụ đầu tư hiệu quả và qua đó giúp ổn định và phát triển TTCK cơ sở trong dài hạn. Để hạn chế tác động tiêu cực giữa hai thị trường, cơ quan quản lý thị trường một số nước đã đưa ra một số biện pháp như quy định ký quỹ, giới hạn vị thế nếu lệnh của các nhà đầu tư vượt mức cho phép. Các biện pháp này cũng đã được áp dụng khá tốt trên thị trường Việt Nam thời gian qua. Ngồi ra, các nhà quản lý cịn có thể cân nhắc áp dụng biện pháp ngắt mạch thị trường trong trường hợp có sự biến động quá mức trên thị trường cơ sở hoặc thị trường phái sinh. Sự gián đoạn giao dịch ở những thời điểm này có thể giúp nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý hơn.

Đa dạng hóa sản phầm giao dịch trên TTCKPS. Trong giai đoạn 2017 – 2020, HĐTL chỉ số VN30-Index đã chính thức được giới thiệu và giao dịch với tính thanh khoản khá cao. Tuy nhiên, vì sản phẩm giao dịch quá khiêm tốn cùng với hạn chế từ sản phầm này là chỉ số cơ sở của hợp đồng là VN30-Index, biến động chỉ số phụ thuộc vào một số mã chứng khoán nhất định, nên chưa đảm bảo cơ cấu chỉ số đủ lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan quản lý thị trường có thể tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, trong đó có thể xây dựng HĐTL trên bộ chỉ số lớn hơn để giảm phụ thuộc vào sự biến động giá của một số công ty. Một số thị trường trên thế giới đã giao dịch HĐTL trên

148

bộ chỉ số có cơ cấu cơng ty niêm yết khá lớn, qua đó làm tăng q trình hội nhập và thu hút sự tham gia của những nhà đầu tư nước ngoài.

Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại hơn. Với nền tảng hoạt động hơn 20 năm từ TTCK cơ sở, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã không ngừng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khốn, đã góp phần nâng cao chất lượng và tăng tính cơng khai minh bạch cho thị trường. Điều đó cịn có ý nghĩa tối quan trọng khi TTCKPS bắt đầu giao dịch ở Việt Nam, sự đa dạng hóa sản phẩm sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Do đó, một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại hơn sẽ giúp giao dịch trên thị trường thông suốt hơn và đặc biệt xử lý được những tình huống có sự biến động quá lớn của thị trường.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TTCKPS. Hiện nay, hệ thống văn bản về TTCKPS Việt Nam khá đầy đủ để đảm bảo cho hoạt động ban đầu của thị trường. Một số văn bản có thể kể đến là Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCKPS, quy chế 189/QĐ-SGDHN về niêm yết và giao dịch HĐTL tại HNX, hay quyết định 339/QĐ-SGDHN về thời gian giao dịch HĐTL chỉ số cổ phiếu. Những quy định này đã tạo cơ sở để TTCKPS phát triển theo đúng lộ trình được Chính phủ đề ra, đảm bảo thị trường được vận hành an tồn, cơng bằng, minh bạch và hoàn thiện cấu trúc của TTCK. Tuy nhiên, vì tính chất đầu cơ và rủi ro trên thị trường phái sinh là khá cao, nên việc xem xét và xây dựng khung pháp lý chuẩn hơn là điều cần thiết. Bên cạnh đó, q trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nước ta tham gia vào các hiệp định thương mại trên thế giới cũng sẽ tạo cơ hội lớn để phát triển TTCKPS Việt Nam tiếp cận thông lệ quốc tế, liên kết với các thị trường trong khu vực, đa dạng hóa kênh đầu tư và tăng tính cạnh tranh cuả TTCK Việt Nam.

Nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng của các công ty niêm yết trên TTCK cơ sở. Nền tảng hoạt động của thị trường phái sinh là dựa trên sự biến động của thị trường cơ sở. Do đó, nâng cao chất lượng của các chứng khoán niêm yết trên thị trường sẽ giúp thị trường phái sinh hoạt động hiệu quả hơn, nhất là trong thời gian tới, Uỷ ban chứng khốn Nhà nước có thể triển khai sản phẩm HĐTL trên cổ phiếu đơn lẻ. Sự phối hợp hiệu quả giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh sẽ góp phần tạo nên một thị trường tài chính hiệu quả và hội nhập hơn.

Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế. Bởi vì thị trường tài chính quốc tế nói chung và giao dịch các cơng cụ phái sinh nói riêng đã được phát triển khá lâu, nhưng vấn đề này còn rất mới và đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện ở Việt Nam, nhất là các công cụ hiện đại tiếp theo sẽ được giới thiệu đến thị trường. Thông qua học hỏi kinh nghiệm từ các nước, nhà quản lý có thể đưa ra những cơng cụ phù hợp với đặc điểm của thị trường Việt Nam nhưng cũng tiến gần với chuẩn mực quốc tế. Không những vậy, lợi ích của q trình hội nhập quốc tế cịn giúp thu hút đầu tư nước ngoài, đa dạng hoá cơ cấu nhà đầu tư trên TTCPS Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)