- Khả năng phục hồi nhanh
Chỉ số VN30-Inde
VN30-Index
Lý thuyết đầu cơ
Giả thuyết phân phối hỗn hợp
Giả thuyết sự phân tán niềm tin Cơ chế xác lập giá
Giả thuyết nhà kinh doanh không hợp lý
+
-
++ +
76
Trên cơ sở khung lý thuyết vừa nêu, tác giả xây dựng hai khung phân tích thực nghiệm của luận án. Khung phân tích thứ nhất giải thích về HĐTL chỉ số VN30-Index và những yếu tố trên thị trường tương lai (giới thiệu HĐTL, KLGD và khối lượng mở HĐTL chỉ số, ngày đáo hạn) liên quan đến sự thay đổi trong lợi nhuận, độ biến động và KLGD của TTCK cơ sở. Khung phân tích được trình bày tại Hình 2.3 như sau:
Hình 2.3. Khung phân tích thực nghiệm thứ nhất của luận án
Khung phân tích thực nghiệm thứ hai của luận án kiểm tra mối quan hệ giữa hoạt động giao dịch ở thị trường tương lai và biến động ở thị trường cơ sở. Các biến liên
Giao dịch HĐTL chỉ số VN30- Index Giới thiệu HĐTL chỉ số VN30-Index (10/8/2017) Những ngày đáo hạn Chỉ số VN30- Index Lợi nhuận Độ biến động Thanh khoản Biến kiểm soát
quan đến hai thị trường này được xem xét một cách chi tiết và được trình bày tại Hình 2.4.
Hình 2.4. Khung phân tích thực nghiệm thứ hai của luận án
2.6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
HĐTL chỉ số VN30-Index Khối lượng mở HĐTL chỉ số VN30- Index KLGD HĐTL chỉ số VN30-Index Lợi nhuận Độ biến động Chỉ số VN30-Index Giá đóng cửa HĐTL chỉ số VN30-Index Giá đóng cửa
78
Trên cơ sở khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm có liên quan, cùng với một đặc điểm quan trọng của TTCKPS Việt Nam là có sự tham gia phần lớn của những nhà đầu tư cá nhân với mục tiêu đầu cơ, tác giả đề xuất một số giả thuyết để kiểm định như sau:
Giả thuyết H1: Giao dịch HĐTL chỉ số làm tăng lợi nhuận TTCK cơ sở.
Giả thuyết H2: Giao dịch HĐTL chỉ số làm tăng độ biến động lợi nhuận của TTCK cơ sở.
Giả thuyết H3: Giao dịch HĐTL chỉ số làm tăng tính thanh khoản của TTCK cơ sở.
Giả thuyết H4: Lợi nhuận của TTCK cơ sở tăng vào ngày đáo hạn HĐTL.
Giả thuyết H5: Độ biến động lợi nhuận của TTCK cơ sở tăng vào ngày đáo hạn HĐTL.
Giả thuyết H6: Thanh khoản của TTCK cơ sở tăng vào ngày đáo hạn HĐTL chỉ số.
Giả thuyết H7: Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thanh khoản của thị trường tương lai và lợi nhuận của thị trường cơ sở.
Giả thuyết H8: Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa thanh khoản của thị trường tương lai và biến động lợi nhuận của thị trường cơ sở.
Kết luận chương 2: trong chương 2, tác giả đã trình bày các khái niệm quan trọng
liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu; cơ sở lý thuyết để luận giải tác động của TTCKPS đến TTCK cơ sở. Đồng thời, chương 2 cũng trình bày lược khảo khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tác động của giao dịch chứng khoán phái sinh đến lợi nhuận, độ biến động lợi nhuận, thanh khoản của thị trường cơ sở và xem xét mối liên hệ giữa TTCKPS và TTCK cơ sở. Kết quả lược khảo cho thấy, (i) lý thuyết cơ bản để giải thích cho tác động của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường cơ sở là lý thuyết đầu cơ, cơ chế xác lập giá và lý thuyết về nhà kinh doanh không hợp lý; (ii) các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trên những thị trường đã phát triển và đang phát triển đa số cho thấy sự ra đời của TTCKPS có tác động đến thị trường cơ sở. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy điểm chung ở những thị trường bắt đầu giao dịch chứng khoán phái sinh là đặc điểm của các hợp đồng được thiết kế khá tương đồng và tùy vào đặc điểm riêng mỗi TTCK sẽ có những quy định để hạn chế sự tác động quá lớn của giao dịch phái sinh đến thị trường cơ sở, trong đó có quy định về giá thanh tốn vào ngày đáo hạn. Từ đó, tác giả đề xuất khung lý thuyết phân tích và các giả thuyết nghiên cứu của luận án.
80
CHƯƠNG 3