Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 99 - 101)

- Khả năng phục hồi nhanh

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HOSE là SGDCK đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam, chính thức thành lập vào ngày 28 tháng 7 năm 2000. Tại phiên giao dịch đầu tiên, chỉ có hai cơng ty được niêm yết trên sàn với tổng vốn hóa thị trường đạt 440.000 triệu đồng (tương đương 19,23 triệu USD). Hơn 20 năm hoạt động, số lượng cơng ty niêm yết và vốn hóa thị trường đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, kết quả tại Bảng 4.1 cho thấy, vào cuối năm 2020, đã có 392 cơng ty cổ phẩn với tổng vốn hóa thị trường đạt 4,080,000 tỷ đồng (tương đương 175,7 tỷ USD) đã được niêm yết trên HOSE. Sự phát triển của HOSE cũng đã được phản ánh bởi thực tế rằng tỷ số giá trị vốn hóa thị trường trên GDP đã tăng từ 0,24% vào cuối năm 2000 lên thành 64,9% vào ngày 31 tháng 12 năm 2020. Hơn nữa, KLGD trên HOSE là khá thấp ở giai đoạn đầu, nhưng đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, giá trị giao dịch hàng ngày trung bình tăng từ 1.385 triệu đồng (tương đương 0,06 triệu USD) ở năm đầu hoạt động lên thành 6,425.000 triệu đồng (tương đương 276,8 triệu USD, theo tỷ giá USD/VND của Vietcombank là 23.215 đồng) vào năm 2020.

VN-Index là chỉ số giá thị trường được áp dụng chính thức đầu tiên trên HOSE, đó là một chỉ số tổng hợp được tính từ giá hàng ngày của tất cả cổ phiếu phổ thông niêm yết trên HOSE. Đặc biệt, đó là chỉ số giá theo trọng số vốn hóa thị trường, so sánh giá trị thị trường hiện tại của tất cả cổ phiếu phổ thông niêm yết với giá trị của ngày gốc 28 tháng 7 năm 2000 (phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE) và được thiết lập tại mức cơ sở là 100 điểm. Tuy nhiên, việc tính tốn chỉ số VN-Index dựa vào vốn hóa thị trường và khơng tính đến số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng, do đó chỉ số VN-Index có thể bị bóp méo. Để vượt qua hạn chế này, chỉ số VN30-Index đã được giới thiệu và áp dụng chính thức vào ngày 06 tháng 02 năm 2012 trên HOSE. Chỉ số VN30-Index là một chỉ số theo trọng số vốn hóa thị trường đã được điều chỉnh theo tỷ số cổ phiếu tự do chuyển nhượng (tính thanh khoản) của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản cao và vốn hóa lớn trên HOSE (chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường). Chỉ số VN30-Index đã đạt được sự tăng trưởng trong thời gian qua. Cụ thể, chỉ số VN30-Index đạt 485,4 điểm vào cuối năm 2012, nhưng đến cuối năm 2020 đã đạt mức 1.070,8 điểm, tăng hơn 100% so với thời kỳ gốc.

100 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng công ty niêm yết 308 301 305 307 320 344 373 378 392 Vốn hóa thị trường (tỉ đô) 32,6 35,9 42,0 48,8 63,5 111,3 122,5 139,7 175,7 Vốn hóa thị trường trên GDP (%) 24,0 23,5 24,7 27,3 35,0 57,0 52,0 60,0 64,9 Giá trị giao dịch hàng ngày trung bình (triệu đô) 35,8 45,3 92,5 83,7 104,0 178,9 237,4 173,8 276,8 VN30-Index 485,4 562,2 601,7 595,6 628,2 975,5 855,0 897,1 1.070,8

Ghi chú: tất cả số liệu được thu thập vào cuối mỗi năm

Nguồn: báo cáo hàng năm từ HOSE

Sau 20 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã xây dựng được bộ chỉ số nhằm đánh giá sự phát triển của thị trường. Ngoài hai chỉ số ban đầu theo quy mơ (VN-Index, VN30-Index), thị trường cịn có các chỉ số được xây dựng theo ngành, theo chủ đề và theo chỉ số đầu tư. Năm 2020, cùng với sự tăng trưởng của thị trường, các chỉ số chứng khoán của HOSE ghi nhận sự tăng trưởng cao so với năm trước: chỉ số VNSmallcap là chỉ số có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cuối năm 2019, tăng 37,8%, đứng thứ hai là chỉ số VNMidcap với mức tăng là 36,3%, tiếp theo là chỉ số VNSI, mức tăng là 24%. Các chỉ số chính bao gồm: chỉ số VNAllshare đạt 1.032,41 điểm, tăng 22,09% so với cuối năm 2019, chỉ số VN30 đạt 1.070,77 điểm, tăng 21,81%, chỉ số VN100 đạt 1.030,3 điểm, tăng 10,92% và chỉ số VN-Index đạt 1.103,87 điểm, tăng 14,87% so với cuối năm 2019.

Nguồn: Báo cáo thường niên HOSE năm 2020

Cùng với những kết quả đã đạt được trên HOSE theo thống kê tại Bảng 4.1, thanh khoản thị trường cũng tăng trưởng ấn tượng. Theo báo cáo thường niên năm 2020 từ HOSE, thanh khoản thị trường của HOSE nằm trong nhóm dẫn đầu các TTCK trong khu vực ASEAN, với KLGD bình quân ngày gần 351 triệu chứng khoán, giá trị giao dịch bình quân ngày đạt trên 6.425 tỷ đồng, tăng lần lượt 92,66% và 55,65% so với năm 2019. Đặc biệt trong ba tháng cuối năm 2020, tổng KLGD và giá trị giao dịch cổ phiếu trên HOSE cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể KLGD đạt trên 33 tỷ chứng khoán và giá trị giao dịch đạt mức 662.344 tỷ đồng, tăng lần lượt 138% và 126% so với cùng kỳ năm 2019. Hơn nữa, theo thống kê tại Hình 4.2 cho thấy, thanh khoản thị trường tăng liên tục cả về KLGD và giá trị giao dịch qua các năm giai đoạn 2015-2020.

Nguồn: báo cáo thường niên HOSE năm 2020

Hình 4.2. Thanh khoản của HOSE giai đoạn 2015 - 2020

Bên cạnh đó, một chỉ tiêu quan trọng khác là số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường cũng không ngừng gia tăng. Trong năm 2020, số lượng tài khoản giao dịch mới của nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng cao kỷ lục đạt gần 400.000 tài khoản, cao nhất từ trước đến nay. Tổng số tài khoản của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 đạt hơn 2,7 triệu tài khoản. Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2020 đạt khoảng 403.141 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,45% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, tăng 26,51% so với năm 2019; tổng KLGD đạt 13,6 tỷ chứng khốn, chiếm khoảng 7,67% tổng KLGD tồn thị trường, tăng 69,29% so với năm 2019.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)