TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ Ở VIỆT NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 97 - 99)

- Khả năng phục hồi nhanh

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ Ở VIỆT NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển

4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Để chuẩn bị cho sự hình thành TTCK tại Việt Nam, Chính phủ đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất. Trong đó, Ủy ban Chứng khốn nhà nước được thành lập vào tháng 11/1996. Tiếp đó, đến tháng 7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh đã được khai trương, trở thành sàn giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam và tổ chức phiên giao dịch lần thứ nhất vào ngày 28/7/2000, đánh dấu sự ra đời chính thức của TTCK ở Việt Nam. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng được hình thành ngay trong năm 2000 và từng bước phát triển.

Năm 2003, Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam VFM ra đời, đánh dấu sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước đầu tiên, đồng thời mở đầu cho một dạng đầu tư tập thể mới trên thị trường.

Tiếp sau đó, TTCK Việt Nam tiếp tục có thêm bước tiến mới với sự ra mắt của Trung tâm Giao dịch Chứng khốn Hà Nội vào năm 2005, hoạt động theo mơ hình thị trường phi tập trung (OTC), tổ chức thị trường thứ cấp cho các chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế thỏa thuận và Trung tâm lưu ký chứng khốn vào năm 2006.

TTCK cịn ghi nhận một sự kiện mới vào năm 2009, đó là việc tổ chức thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt. Đây là thị trường đóng vai trị then chốt trên thị trường trái phiếu, nhằm đáp ứng hai mục tiêu là kênh huy động vốn hiệu quả cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ cơng tác phối hợp điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ và góp phần củng cố hình ảnh, độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

Năm 2017, TTCK phái sinh được đưa vào vận hành giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, cung cấp cơng cụ phịng ngừa rủi ro, cải thiện cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức, thúc đẩy thanh khoản trên TTCK cơ sở. Việc ra đời TTCK phái sinh đã tạo một bước ngoặt mới cho TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Thêm vào đó, q trình xây dựng và hồn thiện khung pháp luật về chứng khốn ln đồng hành cùng sự phát triển của TTCK thời gian qua, từ khung pháp lý ban đầu, các chính sách đến các quy chế, quy trình cụ thể để vừa xây dựng, vừa quản lý TTCK trong bối cảnh Nhà nước đang sửa đổi, hoàn chỉnh thể chế kinh tế, cơ chế quản lý nền kinh tế.

Sau một thời gian hoạt động, khung khổ pháp lý đã bộc lộ những bất cập, làm kìm hãm sự bứt phá của TTCK. Do đó, năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số

98

144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ. Đây là văn bản hiện hành điều chỉnh mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sự ra đời của Luật Chứng khoán đầu tiên vào năm 2006, có hiệu lực từ 01/7/2007 trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra, đồng thời để tạo cơ sở cho TTCK phát triển nhanh, ổn định và đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tạo điều kiện cho TTCK hội nhập sâu rộng với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, cũng như thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế,… đã hình thành khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh toàn diện, đáp ứng được yêu cầu về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; đảm bảo các doanh nghiệp tham gia trên thị trường phải hoạt động cơng khai, minh bạch, từ đó góp phần làm minh bạch hố nền kinh tế.

Để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý, giám sát và điều hành TTCK, nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của TTCK và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nước ta, Luật Chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2010 và gần đây nhất là sự ra đời của Luật Chứng khoán số 62/2019/QH14, có hiệu lực từ 01/01/2021 với nhiều điểm mới mang tính đột phá, thay thế cho Luật cũ. Cùng với đó là hệ thống các văn bản quy phạm dưới Luật cũng được sửa đổi, bổ sung, góp phần ngày càng hồn thiện khung pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Một đặc điểm khác có vai trị quan trọng trong quá trình hoạt động của thị trường là ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán. Vào tháng 12/2008, phương thức giao dịch chứng khốn trực tuyến chính thức được áp dụng, từ đó giúp thu hút và kết nối nhiều đối tượng tham gia thị trường. Để tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công các quản lý nhà nước đối với hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, ngày 19/12/2017, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 134/2017/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khốn (thay thế Thơng tư 87/2013/TT- BTC). Nội dung của Thông tư quy định về nguyên tắc, thủ tục tổ chức giao dịch điện tử trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, hoạt động công bố thông tin và các hoạt động khác liên quan đến TTCK theo quy định tại Luật Chứng khoán. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng đã tổng kết một số kết quả đạt được của công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý TTCK, chẳng hạn như đã xây dựng và hình thành hạ tầng cơng nghệ hồn chỉnh, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để quản lý giám sát các thành viên thị trường, hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin góp phần cải cách thủ tục hành chính… Bên cạnh đó, Uỷ ban chứng khốn Nhà nước cũng chỉ ra một số khuyết điểm còn tồn tại như thiếu các điều khoản quy định cho công tác quản lý và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khốn, triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin trên diện rộng gặp khá nhiều khó khăn do các thành viên tham gia thị trường khá rộng, hạ tầng công nghệ thông tin hiện chưa được tập trung, mức độ phân bố rời rạc, khả năng quản trị bị động…

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giao dịch chứng khoán phái sinh đến thị trường chứng khoán cơ sở (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)